Chứng thèm chua thường xuất hiện ở đầu thai kỳ và có thể kéo dài suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, điều đó có ảnh hưởng gì cho em bé trong bụng không?
- 4 loại rau giàu dinh dưỡng nhưng lại là ‘khắc tinh’ của bà bầu, biết mà tránh xa kẻo mất con như chơi
- 2 trường hợp phụ nữ cam kết không sinh con thứ 3 được đề xuất thưởng tiền
Dưới đây là kiến thức bổ ích giúp mẹ bầu thoát khỏi nỗi lo lắng khi thèm chua.
Khi có bầu, nhiều chị em thường có cảm giác thèm một hương vị nào đó cụ thể. Có những bà bầu thèm ngọt nhưng cũng có bà bầu thèm chua hoặc rất nhiều món khác mà thậm chí là trước khi có thai bạn không thích ăn. Mặc dù chưa thể giải thích một cách chính xác hiện tượng này nhưng theo khía cạnh khoa học, cảm giác thèm ăn gì đó ở mẹ bầu có thể do một số lý do sau:
Lý do mẹ bầu nghén chua
Trong thời gian thai kỳ, cơ thể nữ giới tiết ra một loại hormone có vai trò thúc đẩy tuyến tính màng lông và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Do đó, khẩu vị của các mẹ bầu thường thay đổi so với thường ngày.
Một số mẹ bầu sẽ gặp phải hiện tượng chán ăn, buồn nôn trong khi số khác lại thèm ăn nhiều loại thức ăn. Trong số đó, không ít người muốn ăn ngọt và cũng có rất nhiều người muốn ăn đồ chua.
Lý do mẹ bầu nghén chua là do cơ thể thiếu hụt loại dưỡng chất này, các men acid trong hệ tiêu hóa cũng cần được tăng cường. Bên cạnh đó, chất chua lại đóng vai trò quan trọng trong việc tập trung canxi hình thành xương cho thai nhi. Vì thế, chị em sẽ thường xuyên cảm thấy thèm ăn các món có vị chua.
Thèm chua có gây hại cho mẹ và bé không?
Nếu mẹ bầu thèm chua, thích ăn chua và chỉ ăn chua thì đương nhiên sẽ không có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé, gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể, đồng thời không cung cấp đủ các chất cần thiết cho thai nhi phát triển…
Nhưng vì thực phẩm chua giúp mẹ bầu bớt ốm nghén, ăn được nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn. Nên nếu mẹ bầu biết dùng nó để điều tiết lại chế độ ăn uống, bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng khác (sữa cho bà bầu, trái cây, rau xanh, các loại hạt,…) sẽ có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra, đồ chua thường cung cấp acid, là môi trường giúp nguyên tố sắt (rất cần thiết cho thai kỳ) chuyển từ bậc cao xuống bậc thấp để dạ dày dễ hấp thụ, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt thai kỳ.
Các loại quả chua còn chứa nhiều vitamin C có lợi cho việc hình thành tế bào, cấu thành các bộ phận, phát triển tâm huyết quản, kiện toàn hệ thống tạo máu của thai nhi; đồng thời tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Bà bầu vì thế ăn chua cũng khá tốt.
Tuy nhiên, nếu bà bầu thèm và ăn thường xuyên các loại đồ chua không có lợi như dưa muối thì lại không tốt.