Nhiều mẹ thường đồn đoán với nhau rằng bà bầu ăn sầu riêng sẽ gây khó sinh và dễ khiến trẻ sau này có mùi cơ thể. Vậy thực hư vấn đề này thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
- Cảnh báo nguyên nhân gây ù tai khi mang thai nghiêm trọng!
- Đau bụng khi mang thai 5 tuần có phải dấu hiệu sảy thai?
Bà bầu ăn sầu riêng được không?
Bà bầu ăn sầu riêng vẫn được, nhưng chỉ nên ăn theo liều lượng và những khoảng thời gian nhất định trong thai kỳ. Sầu riêng là loại hoa quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có ích cho sức khỏe, vì vậy các mẹ chỉ cần kiêng trong những giai đoạn cần thiết là được.
Sầu riêng chỉ nên được ăn trước và sau 3 tháng cuối thai kỳ, vì trong loại quả này có chứa nhiều đường và carbohydrate, tính bình quân trong hai múi sầu riêng cung cấp tới khoảng hơn 60 kcal. Do đó nếu hấp thụ loại quả này quá nhiều trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ khiến cân nặng của thai nhi tăng lên nhiều và lượng glucose trong máu của các mẹ cũng tăng đột biến. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình chuyển dạ, việc sinh nở cũng như đường huyết của các mẹ.
Ngoài ra, có một số mẹ bầu nên đặc biệt tránh tiêu thụ loại quả này nếu ở trong các trường hợp sau:
- Bị mắc đái tháo đường
- Gia đình có tiền sử bị đái tháo đường
- Người bị béo phì
- Người bị bệnh thận
- Đang ở ba tháng cuối thai kỳ
Hàm lượng đường và carbohydrate đạt mức cao trong sầu riêng sẽ làm diễn biến của những tình trạng trên nặng thêm hoặc chuyển biến theo hướng không tốt. Vậy nên nếu bạn không may nằm trong bốn trường hợp trên thì không nên ăn sầu riêng trong thai kỳ, kể cả ngoài thai kỳ cũng nên hạn chế tối đa.
Mang thai 3 tháng đầu ăn sầu riêng được không?
Mặc dù sầu riêng là loại quả có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, ăn sầu riêng sẽ giúp các mẹ bổ sung chất xơ, vitamin B, khoáng chất,…nhưng ăn loại quả này trong thai kỳ sẽ khiến các mẹ dễ gặp tình trạng đầy bụng, nóng trong, tăng huyết áp. Đặc biệt, vì lượng đường và carbohydrate trong sầu riêng rất cao nên có thể gây ra tình trạng glucose trong máu tăng một cách đột biến, việc này sẽ dễ gây ra các chứng tiểu đường thai kỳ.
Thêm vào đó, nếu hấp thụ quá nhiều chất trong sầu riêng sẽ khiến cân nặng của thai nhi gia tăng nhiều, từ đó khiến quá trình sinh nở của các mẹ khó khăn hơn. Vậy nên, khi các mẹ ở trong 3 tháng đầu thai kỳ vẫn có thể ăn sầu riêng, nhưng không nên ăn quá nhiều mà cần giới hạn mức tiêu thụ khoảng 150g mỗi ngày và chỉ nên ăn vài lần trong một tháng.
Bầu 3 tháng cuối ăn sầu riêng được không?
Như đã phân tích phía trên, việc ăn quá nhiều sầu riêng khiến các quá trình hấp thụ đường và carbohydrate tăng lên sẽ khiến cân nặng của em bé lớn hơn. Vì vậy quá trình sinh nở của các mẹ cũng sẽ khó khăn hơn, và việc tăng cân do dung nạp nhiều đường và carbohydrate cũng không thực sự tốt cho quá trình phát triển của bé.
Ngoài ra, trong ba tháng cuối thai kỳ, hệ tiêu hóa của các mẹ sẽ hoạt động yếu và trở nên nhạy cảm hơn bình thường, chính vì thế việc hấp thụ các loại chất dinh dưỡng trong sầu riêng có thể gây ra các chứng đầy hơi, khó tiêu làm các mẹ khó chịu. Do đó, không nên ăn sầu riêng trong giai đoạn cuối cùng của thai kỳ.
Ăn sầu riêng có tốt cho niêm mạc tử cung?
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, chất estrogen tự nhiên có trong sầu riêng rất tốt cho sự thụ thai. Ngoài ra, lượng axit folic và sắt của loại quả này cũng sẽ làm giảm nguy cơ bị thiếu máu và không làm dày niêm mạc tử cung. Sầu riêng còn có tác dụng chữa một số bệnh lý về buông chứng và các cơ quan sinh sản, vì vậy ăn loại quả này tốt cho giai đoạn thụ thai và các cơ quan sinh dục nói chung.
Sầu riêng nên được dùng khi bạn đang có ý định mang thai vì nó sẽ hỗ trợ ý định này của bạn rất tốt. Và nếu bạn có niêm mạc tử cung mỏng, sử dụng khoảng 150g sầu riêng/ngày sẽ khiến tình trạng chuyển biến theo hướng tích cực hơn.
Ăn sầu riêng có khiến trẻ nặng mùi cơ thể?
Chưa có nghiên cứu nào đưa ra dẫn chứng về việc ăn sầu riêng sẽ khiến trẻ sau này có mùi cơ thể hay “xấu xí” y như trái sầu riêng. Đây chỉ là quan điểm được đồn đoán của dân gian ta từ xưa tới nay chứ không hề có phân tích chỉ ra các thành phần trong sầu riêng ảnh hưởng tới mùi cơ thể của các bé.
Tác dụng của sầu riêng với phụ nữ
Giảm táo bón thai kỳ
Sầu riêng là loại quả giàu chất xơ tự nhiên, ăn nhiều sầu riêng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhuận tràng và loại bỏ được các chất độc tố khỏi cơ thể. Vì vậy có thể coi sầu riêng là loại chất nhuận tràng làm các chứng táo bón thai kỳ được giảm thiểu rõ rệt.
Tăng sức đề kháng cho mẹ và thai nhi
Theo các nghiên cứu khoa học, trong sầu riêng có rất nhiều loại chất khoáng, các vitamin nhóm B như B1, B2, B3,… giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch chống lại rất nhiều loại bệnh. Thêm vào đó, kẽm, tryptophan và organo-sulfur từ loại quả này đóng vai trò quan trọng trong các quá trình chống oxy hóa của cơ thể, từ đó giảm thiểu khả năng mắc các bệnh cho mẹ và thai nhi.
Chống dị tật cho thai nhi
Các loại axit folic có trong sầu riêng là loại chất ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi vô cùng tốt. Ngoài ra hai chất tryptophan và organo-sulfur như đã nói phía trên có công dụng lớn trong việc chống oxy hóa, từ đó hạn chế việc các loại vi khuẩn và độc tố tấn công thai nhi, tạo điều kiện cho thai nhi được phát triển khỏe mạnh.
Bổ sung sắt và canxi
Hàm lượng kẽm, sắt, đồng, mangan và vitamin nhóm C trong sầu riêng có lợi cho việc phát triển xương khớp của thai nhi. Chúng giúp bổ sung chất dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình tổng hợp canxi và nuôi dưỡng hệ xương khớp của trẻ toàn diện. Nếu các mẹ bầu bị thiếu máu trong thai kỳ thì cũng nên sử dụng sầu riêng vì loại quả này cung cấp sắt và các chất hữu cơ giúp cải thiện tình hình đáng kể.
Giảm đau nửa đầu
Với hàm lượng các khoáng chất và chất dinh dưỡng giá trị, sầu riêng không chỉ giúp làm giảm hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu mà còn bồi bổ cho hệ thần kinh của các mẹ bầu. Vì vậy các chứng bệnh như đau nửa đầu, khó ngủ, rối loạn thần kinh…cũng được cải thiện đáng kể.
Tăng cường năng lượng
Trong thành phần của sầu riêng có chứa nhiều loại đường như sucrose, fructose và các chất béo đơn giản dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể. Vì vậy ăn sầu riêng sẽ giúp cơ thể được bổ sung năng lượng một cách nhanh chóng, giảm thiểu các triệu chứng suy nhược cơ thể do thiếu năng lượng.
Trị mất ngủ
Theo các nghiên cứu, chất tryptophan được tìm thấy trong sầu riêng có khả năng gây buồn ngủ. Đồng thời khi bạn hấp thụ chất này, nó sẽ được chuyển hóa thành serotonin – chất giúp cơ thể được thư giãn và vui vẻ. Từ đó khiến các mẹ giải tỏa được tâm lý căng thẳng và có giấc ngủ ngon hơn.
>>> Xem thêm:
- Bầu ăn sầu riêng được không và ăn như thế nào để không gây hại cho thai kỳ?
- Ăn sầu riêng có tốt không: Vô vàn lợi ích cho sức khỏe nếu ăn đúng cách
Lưu ý khi bà bầu ăn sầu riêng
- Chỉ ăn 150g mỗi ngày (tương đương với 2 múi) để không gây hại và đạt được những hiệu quả tốt nhất
- Không được kết hợp với các loại gia vị vì sẽ gây nên các chứng rối loạn tiêu hóa
- Nên ăn cùng với những loại trái cây mát để giảm bớt tính nóng của sầu riêng
Ngoài ra, như đã phân tích ở phân đầu tiên, những chị em thuộc trường hợp bị đái tháo đường, bệnh thận, béo phì hay đang trong ba tháng cuối thai kỳ thì tuyệt đối nên hạn chế sử dụng loại quả này để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trên đây là lời giải đáp và phân tích cho các câu hỏi xung quanh vấn đề bà bầu ăn sầu riêng. Hy vọng sau khi đọc bài viết này các mẹ đã có thêm những hiểu biết cần thiết để có hướng sử dụng sầu riêng thật hiệu quả, tránh gây ra những tác động xấu tới bản thân và thai nhi.