Thai to dẫn đến sự nguy hiểm cho cả mẹ và con. Các mẹ bầu cần theo dõi chặt chẽ để tránh tình trạng này trong thai kì.
- Mẹ bầu nên nằm tư thế nào tốt sức khỏe bản thân và thai nhi?
- Những lợi ích của việc ăn gạo lứt khi mang thai, có thể nhiều mẹ bầu chưa biết
Nguyên nhân
Mẹ bầu bị thừa cân
Nếu mẹ bầu đã bị béo phì, thừa cân trước khi mang thai và không kiểm soát được chế độ ăn uống, cân nặng khi mang thai, mẹ bầu dễ mang thai to. Trường hợp này nguy cơ biến chứng thai to cũng nguy hiểm hơn do béo phì thường đi kèm với các bệnh lý tim mạch…
Mang thai nhiều lần
Không phải tất cả các trường hợp song theo thống kê, những bà mẹ mang thai nhiều lần thì bé sau thường nặng cân hơn so với bé trước. Như vậy, mang thai nhiều lần cũng là yếu tố khiến mẹ mang thai to.
Thai quá ngày dự sinh
Ngày dự sinh được các bác sĩ tính toán đưa ra dựa trên sự phát triển bình thường của thai nhi, tuy nhiên vì nguyên nhân nào đó mà thai sinh muộn hơn ngày dự sinh. Thời gian này em bé trong bụng mẹ tiếp tục tăng cân và phát triển nên dễ dẫn đến thai to, nhất là trường hợp mang thai kéo dài trên 40 tuần.
Ăn quá nhiều tinh bột tinh chế
Nếu trong chế độ ăn khi mang thai, mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột đã tinh chế, chất bột đường,… sẽ làm tăng cân nặng nhanh chóng, ngoài ra còn dẫn đến sự phát triển quá mức của thai.Khi cân nặng của thai nhi vượt quá bình thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình vượt cạn gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Ảnh hưởng đối với trẻ:
Gặp chấn thương khi sinh ở đầu, vai, tay, xương đòn do bác sĩ dùng dụng cụ hỗ trợ đỡ sinh.
Trẻ sơ sinh lớn hơn bình thường có nhiều nguy cơ bị hạ đường huyết sau sinh.
Em bé dễ gặp vấn đề về hô hấp do sinh khó hoặc hít phải phân su.
Thời gian nằm viện lâu hơn bình thường do bác sĩ muốn quan sát bé kỹ lưỡng hơn.
Cân nặng khi sinh cũng có liên quan đến cân nặng sau này.
Thai lớn có thể dẫn đến béo phì ở trẻ trong tương lai và các vấn đề sức khỏe đi kèm.
Ngoài ra, khi trẻ thừa cân nặng khi sinh ra có thể gặp các vấn đề như: Những trẻ thừa cân sơ sinh dễ mắc những bệnh mãn tính như: đái tháo đường, tăng huyết áp, mạch vành, sỏi mật, ung thư... khi lớn lên.
Ảnh hưởng đối với mẹ:
Vỡ tử cung
Băng huyết sau sinh
Tổn thương vùng đáy chậu trong khi sinh như rách tầng sinh môn hoặc đau ở xương sống
Tiêu tiểu không tự chủ: rỉ nước tiểu khi bạn hắt hơi, cười hoặc nhảy, són phân.Làm thế nào để biết thai to hay không?
Bề cao tử cung: Khi đi khám thai, bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung. Nếu bề cao tử cung có kích thước lớn hơn dự kiến, đây có thể là dấu hiệu thai to.
Nước ối quá nhiều: Lượng nước ối phản ánh lượng nước tiểu của em bé và thai to sẽ tiết ra nhiều nước tiểu hơn.
Thai to thì phải làm sao?
Kiểm soát cân nặng phù hợpVới sự phát triển của thai đi kèm với sự tăng dịch ối, cân nặng của mẹ bầu trong suốt thai kỳ sẽ tăng lên. Tuy nhiên cần kiểm soát sự tăng cân nặng này, không nên có tư tưởng ăn gấp đôi bình thường, nạp vào cơ thể quá nhiều calo gây ra béo phì và thai to.
Mức tăng cân lý tưởng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ như sau:
Trong tam cá nguyệt thứ nhất: Tăng từ 0,8 - 8 kg
Trong tam cá nguyệt thứ hai: Tăng từ 5 - 6 kg.
Trong tam cá nguyệt thứ 3: Tăng từ 3 - 5 kg
Kiểm soát lượng đường trong máu: Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát tình trạng này. Việc kiểm soát lượng đường trong máu là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng khi mang thai, bao gồm cả thai to.
Vận động đều đặn, nhẹ nhàng: Việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu tiêu hao những calo thừa. Từ đó sẽ cải thiện sức khỏe cũng như hạn chế nguy cơ phát triển thai to.