Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con. Vì vậy, thai nhi tuần 15 mẹ nên ăn gì cần được lưu tâm hơn nữa, để vừa làm giảm cơn ốm nghén và phòng ngừa một số dị tật bẩm sinh cho trẻ.
- Bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu để hỗ trợ thai nhi phát triển ổn định?
- 3 món chè cực tốt cho thai nhi có thể mẹ bầu chưa biết
Tuần 15 cũng là thời điểm mẹ chuẩn bị bước sang thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Sự thèm ăn ở mẹ bắt đầu xuất hiện để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự lớn dần lên của thai nhi. Các bộ phận của thai nhi dần hoàn thiện về cấu trúc và chức năng. Não bộ phát triển nhanh giúp cho khả năng học hỏi và ghi nhớ tốt.
Trong quá trình phát triển này, thai nhi cần rất nhiều dưỡng chất như axit folic, vitamin B6, B12, mangan, đồng, iod, vitamin D, cholin, sắt và kẽm… Vì vậy, để bổ sung các dưỡng chất này thì bạn cần lưu ý hơn đến vấn đề thai nhi tuần 15 mẹ nên ăn gì. Tốt nhất là hãy nằm lòng để đảm bảo cho thực đơn mỗi ngày đều bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi.
Mang thai tuần thứ 15 nên ăn gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thai 15 tuần nên ăn gì và không nên ăn gì cũng tuân thủ theo đúng quy tắc “chuẩn” dinh dưỡng theo thời kỳ phát triển của thai nhi. Theo đó, mỗi ngày mẹ bầu cần dung nạp 300 calo. Đây là năng lượng cần thiết để cơ thể có đủ nguồn dinh dưỡng sản xuất máu nuôi thai nhi cũng như tăng cường lượng nước ối.
Vì thế, không chỉ ở tuần 15, mà ngay ở những tháng trước đó, mẹ cần bổ sung nhiều calo, protein, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất đầy đủ cho cơ thể. Cụ thể:
Thực phẩm chứa axit béo lành mạnh
Những axit béo lành mạnh mẹ nên bổ sung ở tuần 15 cho thai kì như là omega-3 và omega – 6. Chúng có nhiều trong các thực phẩm như: dầu oliu, dầu dừa, hạt óc chó, đậu phộng. Ngoài ra, những axit béo này còn có nhiều trong các loại cá biển như cá hồi, cá mòi, cá trích... giúp phòng ngừa tình trạng sinh non, hiện tượng sảy thai hoặc thai nhi nhẹ cân, thấp bé.
Tuy nhiên, các loại cá biển như cá hồi, cá mòi, cá trích… cũng chứa các thành phần khác của cá biển như chì, thủy ngân… Chúng không tốt cho thai nhi, thậm chí gây ra dị tật bẩm sinh. Vì vậy, bạn nên bổ sung omega-3 và omega-6 chủ yếu từ các thực phẩm có nguồn gốc thực vật sẽ tốt hơn.
Thực phẩm giàu chất sắt
Có không ít phụ nữ bị thiếu sắt trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2, phát sinh ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Do đó, hàng ngày mẹ cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt như gan, nội tạng động vật, thịt bò, cải bó xôi, bông cải xanh, hạt bí ngô… Có như vậy, mới có thể đảm bảo trung bình mỗi ngày thai nhi 15 tuần tuổi được bổ sung 24 lít máu liên tục. Hàm lượng sắt cần cung cấp từ 20-30mg sắt/ngày. Nếu bổ sung qua đường ăn uống không đủ thì mẹ có thể sử dụng vitamin hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ.
Các loại đậu và rau lá xanh thẫm
Các loại đậu và rau xanh thẫm cũng là một trong những thực phẩm mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Chúng giúp bổ sung chất xơ để ngăn ngừa táo bón, đồng thời cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất, đảm bảo mọi hoạt động trong cơ thể diễn ra tốt.
Đặc biệt, vitamin đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai.
Cụ thể là vitamin A rất có ích cho sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào, xương, da, mắt (đặc biệt cần thiết cho khả năng nhìn vào ban đêm), răng và hệ miễn dịch. Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn. Vitamin D hỗ trợ và giúp cơ thể mẹ hấp thu tốt nhất lượng canxi, phòng ngừa thai nhi bị nhẹ cân, sâu răng, ngăn ngừa bệnh hen suyễn…
Ngoài ra, vitamin E, vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B12… cũng là những vitamin quan trọng, cần thiết để tăng cường dưỡng chất cho mẹ bầu và bé trong suốt thai kỳ. Mẹ có thể bổ sung chúng thông qua các loại thực phẩm như rau cải, chân vịt, cà chua, dâu tây, táo…
Việc bổ sung các dinh dưỡng từ các thực phẩm cần được cân bằng để đảm bảo hệ tiêu hóa làm việc tốt, cơ thể hấp thu được tối đa các dưỡng chất cần thiết. Thời điểm này, bụng mẹ cũng đã lớn dần và tử cùng bắt đầu có xu hướng chèn ép lên ruột và dạ dày. Do đó, khi bổ sung dinh dưỡng từ các thực phẩm hàng ngày, bạn cần phải chia nhỏ các bữa ăn, cách đều nhau 2 – 3 tiếng/bữa. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hệ tiêu hóa hoạt động.
Thai 15 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Ở tuần 15, xét về tổng thể thì ngoại hình của em bé đã hoàn thiện, giống với hình ảnh của em bé thu nhỏ. Lúc này xương vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Vì vậy, thông qua hình ảnh siêu âm các mẹ có thể thấy được con rõ nét.
Phần đầu, tóc cũng bắt đầu hình thành, các tế bào não cũng phát triển nhanh. Bé đã có thể nghe được tiếng mẹ. Vì vậy, mẹ hãy nói chuyện với bé thường xuyên, để bé có thể cảm nhận được giọng nói và tình cảm của mẹ. Từ đây, sợi dây gắn kết tình yêu thương sẽ được thắt chặt.
Tuy nhiên, kích thước của thai nhi 15 tuần còn nhỏ nên các mẹ không thể cảm nhận được các hoạt động của thai nhi diễn ra ở trong bụng. Thời điểm này bé yêu cũng đang trong quá trình hình thành và tập luyện rất nhiều phản xạ. Đầu tiên, bé đang luyện tập hít thở, bằng cách luân chuyển nước ối từ mũi đến các phần khác của đường hô hấp trên. Đây là bước tiền đề để khởi động cho sự phát triển của các phế nang (các túi khí) trong phổi.
Đặc biệt, chân của bé cũng đã phát triển dài ra nhiều hơn so với cánh tay. Em bé sẽ rất năng động, có thể chuyển động tất cả các khớp và chi. Tiếp đến bé có sự hình thành phản xạ thị giác. Mặc dù đôi mắt vẫn nhắm chặt, nhưng bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng.
Không chỉ bé có sự thay đổi, phát triển lớn dần lên mà ngay cả tâm trạng của người mẹ cũng có sự thay đổi rõ rệt. Thai nhi ở tuần 15 cũng là thời điểm mẹ hay quên, vụng về và không thể tập trung tinh thần. Bởi các hormone trong cơ thể có sự tăng giảm thất thường. Đặc biệt, tình trạng này càng tăng nặng khi mẹ bị stress.
Do đó, mẹ cũng cần dần làm quen với những thay đổi về tâm lý và ngoại hình bên ngoài của chính mình. Đừng quá lo lắng, bởi những thay đổi này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn mà thôi.
Một số điều mẹ nên trao đổi với bác sĩ khi đang ở tuần 15 thai kỳ
Các thực phẩm bổ sung để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mẹ đều có liên quan mật thiết đến cân nặng, sự phát triển trí tuệ của trẻ. Đồng thời, dinh dưỡng trong thai kỳ hợp lý cũng giảm nguy cơ mắc một số bệnh và tăng khả năng tạo sữa sau sinh của mẹ.
Vì vậy, thai 15 tuần nên bổ sung gì mẹ hãy trực tiếp trao đổi với bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên nói rõ tình trạng sức khỏe hiện tại và những căn bệnh dị ứng đã mắc phải. Bởi một số nghiên cứu cho thấy rằng các bà mẹ bị dị ứng hay ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao khi đang mang thai có thể truyền chứng dị ứng với những loại thực phẩm mà họ ăn vào sang con cái.
Vì vậy, nếu mẹ đã từng bị dị ứng, hãy trao đổi và xin ý kiến của bác sĩ để xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với bản thân.
Hy vọng qua những thông tin trên đây đã giúp các bạn biết được thai nhi tuần 15 mẹ nên ăn gì? Và có thay đổi như thế nào trong thời điểm này. Từ đây, xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.