Tuần 33 là thời điểm cận kề ngày vào viện, vì thế các mẹ nên chuẩn bị các điều kiện vật chất và tinh thần để mọi thứ trong phòng hộ sinh diễn ra một cách thoải mái.
- Sa dạ con sau sinh: Triệu chứng cực nguy hiểm với bà đẻ
- 5 loại nước bà bầu tuyệt đối không nên uống vào buổi tối kẻo hại con
Tuần thứ 33 tương đương với 7 tháng và 1 tuần từ thời điểm đầu mẹ mang thai. Dù việc thư giãn là ưu tiên hàng đầu, nhưng thật khó để các mẹ có thể thoải mái trong thời gian này, khi phải đau đầu với nhiều thứ khác nhau.
KÍCH THƯỚC CỦA THAI NHI 33 TUẦN
Đến thời điểm này, bé sẽ nặng khoảng 1,9 kg và cao khoảng 43,6 cm, tương đương với kích cỡ một bó cần tây. Bé thậm chí có thể đạt đến kích thước hòan thiện ngay trong thời gian này.
NHỮNG TRIỆU CHỨNG MẸ GẶP PHẢI KHI MANG THAI 33 TUẦN
“Khó chịu” là 2 từ duy nhất có thể diễn tả thời điểm này. Thật vậy, tuần thứ 33 là thời điểm có rất nhiều triệu chứng xảy ra như:
Sốt cao: Ở thời điểm cuối, những ai sắp làm mẹ sẽ trở nên “nóng bỏng” theo đúng nghĩa đen do sự đột biến trong tỷ lệ trao đổi chất.
Đau đầu: Những biến đổi về hormone, căng thẳng hoặc thiếu nước đều là những nguyên nhân gây đau đầu…Vì thế trong thời gian này, các mẹ nên giữ bản thân thoải mái và uống nhiều nước. Dành một vài thời điểm đi tham quan nhà vệ sinh nữ cũng là thứ đáng để lưu tâm.
Khó thở: Lúc này, các mẹ có thể sẽ không quen với việc hít thở bình thường (đặc biệt với các mẹ mang thai đôi). Tưởng tượng xem cảm giác sẽ nhẹ nhõm như thế nào khi bé được sinh ra và giải phóng phần lớn không gian trong phổi của mẹ. Với những ai sắp làm mẹ, triệu chứng này thường đến ở các thời điểm khác nhau, nhưng sớm muộn thì nó cũng xảy ra mà thôi.
Đãng trí và hậu đậu: Hiện tượng chưa thể lý giải này còn có tên gọi là “não cá vàng”. Sự thất thường này có thể giảm đi nhờ những thay đổi sinh lý của mẹ nhưng có thể tăng lên do những căng thẳng lo âu khi biết mình sắp có con trong chưa đầy 2 tháng nữa.
BỤNG MẸ SẼ NHƯ THẾ NÀO TRONG TUẦN THAI THỨ 33?
Trong thời gian này, cân nặng của mẹ sẽ tăng từ 9 đến 12 kg (hoặc 14 đến 19 kg với trường hợp mang thai đôi). Với một số người sắp làm mẹ, việc có thêm một vài đường cong trên cơ thể sẽ khiến các mẹ cảm thấy gợi cảm. Nếu được bác sĩ cho phép, việc “giường chiếu” vẫn có thể chấp nhận được từ giờ cho đến thời điểm sinh con.
Nếu cảm thấy phần bụng thỉnh thoảng quặn lại, rất có thể các mẹ đã mắc chứng gò Braxton-Hicks. Các mẹ lưu ý Braxton-Hicks khác với chứng co thắt thông thường ở chỗ chúng không gây đau đớn và thường xảy ra sau thời điểm “giường chiếu” hoặc vận động thể chất. Braxton - Hicks có thể chấm dứt khi các mẹ thay đổi tư thế, trong khi chứng co thắt thường vẫn dai dẳng – thường ít nhất 5 lần trong 1 tuần - và là dấu hiệu cho biết đã đến lúc trở dạ. Những mẹ bị co thắt vào thời điểm này rất có thể bị nguy cơ sinh non.
Một số biến chứng nhất định sẽ khiến các mẹ muốn vào phòng mổ ngay lập tức, như ứ trệ nước ối, khát nước, đặc biệt với các mẹ mang thai đôi suốt 33 tuần.
Những cơn chuột rút có diễn biến giống như khi đến kỳ, chảy máu âm đạo, hoặc tiểu tiện bất thường đều là dấu hiệu sinh non. Vùng xương chậu gặp áp lực cũng có thể là dấu hiệu tương tự. Hãy để mắt đến những triệu chứng trên. Nếu có dấu hiệu nào khiến các mẹ lo lắng, hãy làm những việc như đi tiểu tiện, nằm hướng về bên trái khi ngủ, uống nhiều nước, hoặc liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
TẠI SAO MẸ NÊN ĐI SIÊU ÂM TRONG THỜI ĐIỂM 33 TUẦN?
Nếu đi siêu âm, các mẹ có thể thấy rằng bé đã bắt đầu mở mắt khi thức, và bắt đầu thở bằng miệng – một kỹ năng quan trọng cho sự sống “ngoài bụng mẹ”. Xương của bé đến tuần thứ 33 sẽ cứng lại, trong khi não bộ của bé sẽ trải qua nhiều bước phát triển mới, trí thông minh dần hoàn thiện.
Kết quả siêu âm ở tuần thứ 33 sẽ là một phần của hồ sơ sinh. Hồ sơ này thường được hoàn thành vào tam cá nguyệt thứ 3 cho những bệnh nhân có thai kỳ gặp nguy cơ cao (nên với những mẹ mang thai đôi thì việc phải làm xét nghiệm như thế này diễn ra khác thường xuyên), và sau thời điểm 40 tuần với những mẹ đã vượt cạn. Việc siêu âm sẽ xác định các cử động, hô hấp, độ lớn hệ cơ, và lượng nước ối của thai nhi. Một phần khác của hồ sơ sinh lý – phần xét nghiệm không căng thẳng – sẽ đo nhịp tim của bé thay đổi ra sao khi cử động hoặc khi mẹ lên cơn co thắt.
Hãy nghĩ về nó như một mục tiêu nữa cần hoàn thành để tạo thuận lợi cho bé trong tuần thứ 33. Sự thanh thản trong tâm trí có thể giúp mẹ hoàn thành quá trình trên một cách thư giãn.
MẸ CẦN LÀM GÌ KHI MANG THAI 33 TUẦN?
Tuần thứ 33 là thời điểm thích hợp để các mẹ chuẩn bị đồ đạc cho lần nhập viện sắp tới, và dành thời gian nghiên cứu trước về các vấn đề chăm sóc hậu sinh cũng như cất trữ dần trong tủ thuốc nhà mình những loại thực phẩm chức năng chuyên biệt cho mẹ (thật ra những thứ này trong bệnh viện thường có rất nhiều, nên các mẹ không phải quá lo lắng về việc này đâu). Tất nhiên, phải một tháng nữa bé mới chào đời, nhưng nếu bất ngờ phải trở dạ, thì các mẹ không phải bận tâm về việc mua quần áo hoặc kem trị bệnh trĩ.
Ba việc quan trọng mẹ cần làm ngay trong tuần mang thai thứ 33:
- Chuẩn bị đồ đạc vào viện
- Chuẩn bị kiến thức chăm sóc hậu sinh
- Tìm hiểu về cơ sở vật chất, trình độ bác sĩ trong bệnh viện mà mẹ sẽ sinh con.