Tuần 30 là thời điểm mẹ đặc biệt gặp nhiều khó khăn do sự thay đổi kích cỡ của thai nhi. Các mẹ nên để ý các triệu chứng thường gặp để tìm liệu pháp chữa trị cho phù hợp nhé.
- Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối?
- Những việc bà bầu không nên làm 3 tháng cuối để sinh con an toàn
30 tuần tương đương với 6 tháng và 2 tuần mang thai. Điều đó có nghĩa là tròn 10 tuần nữa thôi là các mẹ được gặp bé yêu rồi.
Kích cỡ của bé sau 30 tuần
Ở tuần mang thai thứ 30, chiều dài của bé khoảng 39 cm và nặng khoảng 1,3 kg, tương đương với kích cỡ một quả bí ngòi. Nếu không có vấn đề gì trong thai kỳ, các mẹ không cần phải đi siêu âm trong tuần thứ 30.
Thai nhi 30 tuần sẽ có da mịn hơn, não của bé bắt đầu xuất hiện nhiều nếp nhăn – tạo điều kiện phát triến các tế bào não bộ. Sau 30 tuần, bé đã đủ khỏe để tự nắm tay. Đây cũng là kỹ năng đầu tiên bé học được sau khi chào đời.
Với các mẹ mang thai đôi, đến thời điểm này, các bé cũng sẽ phát triển tương đương với những bé khác trong bụng mẹ. Tuy nhiên có thể đến giữa tuần 32, các bé có thể lớn chậm đi một chút. Các mẹ mang thai đôi thường sẽ được cấp hồ sơ sinh sớm để tiện cho việc chăm sóc. Đây là một phần trong chương trình y tế bao gồm siêu âm ngay trong tuần thứ 30 và một vài xét nghiệm.
Các triệu chứng của mẹ
Tuần mang thai thứ 30 là thời điểm các mẹ khó có thể ngủ ngon. Đó là kết quả của những biến đổi nội tiết tố, nhưng cũng có thể là do chứng lo âu, nên các mẹ nên cân nhắc các hoạt động của mình trước khi ngủ. Một bí quyết cho các mẹ thường thao thức là các mẹ hãy thử lái xe một vòng từ nhà đến bệnh viện để xem hai nơi cách nhau bao xa, nhờ đó có thể giảm nỗi lo về việc trở dạ bất thình lình trên xe.
Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến khác ở tuần mang thai thứ 30.
Ợ nóng: Nếu cảm thấy nóng trong người, các mẹ nên để ý đến thức ăn vừa dùng (đôi khi, những loại thức ăn nhiều mỡ, quá cay hoặc quá chua chính là nguyên nhân gây ợ nóng). Nên tránh ăn các loại thức ăn trên càng nhiều càng tốt, đặc biệt trước khi đi ngủ, vì triệu chứng này còn có thể gây khó ngủ.
Khó ngủ: Trằn trọc không ngủ được vì tư thế nằm không thoải mái, hoặc tâm trí đang rối bời. Nó như một vòng tuần hoàn khiến cơ thể các mẹ dễ bị suy nhược.
Phù nề: Sưng phù là triệu chứng thường gặp khi mang thai. Tuy nhiên sưng tấy bất chợt hoặc dai dẳng có thể là vấn đề hoàn toàn khác, nên các mẹ nên để ý để tránh gặp biến chứng.
Cơ thể khó chịu: Việc mang nặng thường khiến các mẹ hay sẽ bị đau lưng, đau hông và đau chân.
Khó thở: Buồng phổi của các mẹ sẽ ngày càng trở nên chật chội do các bé trong thời gian này thường nằm hướng cao về phía lồng xương sườn, nhưng sẽ hạ xuống phần xương chậu một chút vào thời điểm mang thai sau này – có thể sớm nhất là tuần thứ 33 hoặc 34. Các mẹ sẽ biết vị trí của bé ở đâu khi bắt đầu thở bình thường trở lại.
Tình hình của bụng mẹ trong tuần thứ 30
Trong tuần này, các mẹ có thể nhận ra bụng của mình nặng hơn và thít chặt hơn. Ở tuần 30, các cơn gò chuyển dạ giả bắt đầu xuất hiện. Đây chính là cách cơ thể mẹ "tập luyện" cho việc sinh đẻ sắp tới. Chứng co thường xảy ra sau thời điểm tập thể dục hoặc “làm chuyện ấy”, hoặc khi các mẹ mệt mỏi, thiếu nước. Khi bị triệu chứng này, các mẹ nên ngồi xuống hoặc nằm hướng người sang một bên, thư giãn, và uống nước. Nếu cơn co không giảm đi, hoặc xảy ra từ 3 đến 4 lần trong một tiếng, các mẹ hãy gọi cho bác sĩ vì rất có thể đây là dấu hiệu sinh non.
Tổng cộng cân nặng của mẹ sau 30 tuần sẽ tăng từ 8 đến 11 kg. Còn nếu mang thai đôi, cân nặng của mẹ sẽ tăng từ 11 đến 18 kg. Số đo vòng bụng – khoảng cách tính từ xương mu đến đỉnh tử cung - thường nằm trong khoảng từ 28 đến 32 cm.
Vậy nhưng mẹ đừng quá lo lắng vì số cân thừa của mẹ sẽ đóng vai trò dự trữ sữa cho con bú. Các mẹ không cần thiết phải ám ảnh vì sau sinh cân nặng của mẹ sẽ giảm dần. Tuy nhiên, các mẹ tăng cân bất ngờ và quá nhanh có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật, nên các mẹ hãy thông báo với bác sĩ.
Trong tuần mang thai thứ 30, tư thế của bé vẫn là ngẩng đầu lên. Thai nhi 30 tuần thường trôi nổi khá thoải mái trong màng ối. Dù có chật chội đôi chút, nhưng bé vẫn còn có không gian để di chuyển xung quanh. Ở các tuần tiếp theo, bụng mẹ sẽ càng phát triển đến phần lồng xương sườn để tạo thêm không gian cho bé, nhưng các bé vẫn cảm thấy có phần chật chội từ giờ cho đến lúc sinh ra.
Mẹ nên làm những gì trong tuần thứ 30?
Tuần thứ 30 của các mẹ còn có nhiều thứ đáng để nói hơn việc phải chật vật tìm một chỗ nằm thoải mái. Và cũng không ngạc nhiên lắm khi dù đi đâu, kiểu gì các mẹ cũng sẽ gặp phải lời qua tiếng lại về ngoại hình của mình. Cố gắng đừng quan trọng hóa chúng, mà hãy biến chúng thành đặc quyền của riêng các mẹ, Chẳng hạn các mẹ sẽ có cơ hội được nhường ghế cao hơn khi đi phương tiện công cộng.
3 thứ dưới đây mẹ nên làm ngay trong tuần thứ 30:
- Lên lịch khám tiền sản cho tuần thứ 32.
- Tìm người hỗ trợ đón bé về nhà.
- Chuẩn bị cho tình huống nhập viện gấp.