Để có một thai kì khỏe mạnh, mẹ bầu hãy luôn ghi nhớ bảng danh sách những việc nên và không nên làm quan trọng này.
- 10 lời khuyên lỗi thời mà mẹ bỉm sữa nhất định không được làm theo
- Những loại thực phẩm tốt hơn cả thuốc dưỡng thai giúp mẹ khỏe mạnh thai nhi phát triển vượt chuẩn
Mang thai khiến cho cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi về tâm lý và sinh lý. Trong đó mẹ bầu thường có những lo lắng trong suốt thai kì như việc ăn những gì thì mới tốt cho con, nên và không nên làm những điều gì để bé được khỏe mạnh và an toàn.
Danh sách các việc nên làm và cần tránh dưới đây sẽ giúp ích phần nào để mẹ và bé có hành trình mang thai được suôn sẻ và thuận lợi nhất.
Những việc CẦN TRÁNH:
1. Ăn thịt sống, sữa chưa tiệt trùng, thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến như xúc xích, thịt nguội, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
2. Dùng các loại hóa chất, dung môi độc hại để sơn móng tay, chân, nhuộm tóc. Nên thay bằng các sản phẩm tạo màu từ tự nhiên, hữu cơ.
3. Uống cà phê hoặc đồ uống có chứa caffeine.
4. Dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
5. Đi giày cao gót hoặc những loại giày dép làm chân không thoải mái.
6. Tiếp xúc với động vật gặm nhấm, phân, nước tiểu, và vật liệu làm tổ của chúng bởi có thể mang vi rút gây bệnh.
7. Hút thuốc hoặc hít khói thuốc lá, đi đến những nơi đông người, có khói thuốc.
8. Uống rượu, bia, đồ uống có cồn.
9. Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài ở cùng vị trí, tư thế bởi mắt cá chân và tĩnh mạch có thể bị tổn thương.
10. Quá tin tưởng và phụ thuộc vào các thông tin trong sách báo, trang mạng bởi đôi khi chúng khá mâu thuẫn. Hãy tin vào trực giác và hỏi ý kiến bác sĩ nếu có thắc mắc cần giải đáp.
11. Tự ý bổ sung vitamin A trừ khi được bác sĩ kê đơn bởi dung nạp quá nhiều vitamin A có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ.
12. Lại gần khu vực có điện cao thế, có tia xạ, các thiết bị điện tử, truyền dẫn.
13. Tiếp xúc với tia X khi chụp X-quang làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và ung thư bạch cầu ở trẻ sơ sinh sau này trong cuộc sống.
14. Đứng gần lò vi sóng bởi lò phát ra bức xạ điện từ có ảnh hưởng không tốt cho bào thai.
15. Sử dụng chăn điện, giường điện bởi chúng phát ra các dòng điện với từ trường thấp, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi đang phát triển.
16. Uống nước chưa qua đun sôi hoặc khử trùng.
17. Tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ…
18. Tiếp xúc với các loại sơn, dung môi tẩy rửa.
19. Căng thẳng, mệt mỏi, tâm trạng không ổn định.
20. Để nhiệt độ cơ thể vượt quá 38,5 sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Những việc NÊN LÀM:
Tam cá nguyệt thứ nhất
1. Xét nghiệm, kiểm tra và xác nhận tình trạng mang thai thực sự.
2. Bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai.
3. Ghi chép đầy đủ thông tin như chu kì kinh nguyệt, danh sách những câu hỏi, thắc mắc cần bác sĩ giải đáp. Lịch sử bệnh tật của bản thân và gia đình.
4. Thông báo cho bác sĩ biết những loại thuốc (kể cả là thuốc không kê đơn), các loại thảo dược, vitamin, thực phẩm chức năng bạn đã dùng.
5. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đủ chất.
6. Nếu bị nghén, hãy chia nhỏ bữa ăn và tránh các món có thể gây buồn nôn. Nếu nghén nặng và tình hình không cải thiện, hãy xin ý kiến tư vấn của bác sĩ.
7. Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng ảnh hưởng tới sức khỏe.
8. Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, mặc áo ngực dành cho bà bầu.
9. Trao đổi kinh nghiệm chăm sóc thai kì với người thân, bạn bè
10. Chuẩn bị danh sách đồ sơ sinh cần mua sắm và kinh phí.
11. Tiêm phòng đầy đủ.
Tam cá nguyệt thứ 2
1. Vẫn là lịch khám thai mỗi tháng 1 lần trừ khi có vấn đề trục trặc nào đó cần theo dõi thêm.
2. Thoa kem dưỡng ẩm lên bụng để làm giảm ngứa và vết rạn sau khi hỏi ý kiến bác sĩ.
3. Kiểm tra giới tính của bé một cách chính xác để chuẩn bị đồ dùng.
4. Chia sẻ với người thân về những cảm giác khó chịu trong giai đoạn này như tiểu nhiều, chuột rút, đau lưng, ợ nóng...
5. Bắt đầu tham gia các lớp học tiền sản, chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm chờ sinh
6. Chuẩn bị tâm lý cho bé lớn rằng mẹ sắp sinh thêm em bé.
7. Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
8. Ngủ nghiêng thiên về bên trái để lưu thông máu tốt hơn, kê thêm gối dưới hông và chọn tư thế nằm thoải mái nhất.
9. Lên kế hoạch nghỉ thai sản và chuẩn bị công việc hoàn tất trước khi bạn nghỉ.
10. Sửa sang nhà cửa, chuẩn bị phòng ngủ cho bé.
11. Tiếp tục tăng cường bổ sung dinh dưỡng với 340 calo tăng thêm mỗi ngày.
12. Lựa chọn địa điểm sinh, bác sĩ đỡ đẻ và chi phí để vượt cạn.
Tam cá nguyệt thứ 3
1. Chú ý tới cử động, cú đạp của thai nhi.
2. Khám thai đều đặn trước sinh mỗi tuần 1 lần.
3. Tìm hiểu và chuẩn kĩ năng cho con bú, nuôi con bằng sữa mẹ.
4. Chọn bác sĩ Nhi khoa và đặt lịch khám cho bé sau khi sinh.
5. Sắp xếp lại đồ đạc, đồ dùng của bé vào vị trí sẵn sàng sử dụng.
6. Nói chuyện với bé nhiều hơn.
7. Tìm hiểu về các phương pháp sinh nở, ưu nhược điểm của mỗi loại.
8. Lên danh sách những việc cần làm và nhờ sự hỗ trợ từ gia đình trong quá trình sinh và chăm bé.
9. Dọn dẹp nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ để đón bé.
10. Theo dõi và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường, dấu hiệu chuyển dạ.
11. Giữ tâm lý thoải mái, chuẩn bị sức khỏe thể chất và tinh thần để vượt cạn.
12. Chuẩn bị đầy đủ kiến thức chăm sóc bé và các dịch vụ cần thiết cho mẹ và bé trong và sau sinh
Và đây là những việc cần làm mà mẹ bầu nên duy trì trong suốt thai kì của mình:
1. Uống nhiều nước để phòng tránh viêm đường tiết niệu và cấp đủ nước cho cơ thể.
2. Khám thai định kì để kịp thời phát hiện những bất thường.
Tất tần tật những việc mẹ bầu nên làm và cần tránh để có một thai kì khỏe mạnh - Ảnh 5.
Mọi việc đã xong xuôi, mẹ chỉ cần chờ đến ngày đón bé chào đời mà thôi (Ảnh minh họa).
3. Bổ sung axit folic đầy đủ sẽ giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của trẻ.
4. Bổ sung vitamin tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé.
5. Áp dụng chế độ ăn giàu dinh dưỡng gồm protein, chất xơ, chất khoáng và chất béo bởi chất béo rất cần cho việc hấp thụ các loại vitamin, phát triển da và não bộ của bé.
6. Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp cho phụ nữ có thai như bài tập Kegel, bài tập giãn cơ và yoga giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon, giữ trọng lượng ở mức hợp lý.
7. Lưu ý yếu tố an toàn cho bà bầu nếu cần di chuyển xa hay đi du lịch.
8. Cố gắng dành ít nhất 15 phút ngủ trưa để lấy lại sức khỏe và tinh thần.
9. Chuẩn bị sẵn những món ăn vặt nhanh, gọn, nhẹ để có thể ăn bất cứ lúc nào.
10. Bổ sung thêm các loại hạt, ngũ cốc dinh dưỡng như hạt óc chó, đậu, khoai.
11. Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
12. Giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng mệt mỏi.