Tại bệnh viện mỗi năm có 40.000 trẻ chào đời, bác sĩ phải làm gì để không trao nhầm con?

Mẹ bầu 14/07/2018 05:30

Dù mỗi năm có tới 40.000 trẻ chào đời, nhưng ngay từ khi trẻ mới sinh ra đã được quản lý bằng mã số riêng, vì thế việc nhầm con không thể xảy ra.

Sự việc Bệnh viện đa khoa Ba Vì trao nhầm con cho 2 gia đình đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Ghi nhận của chúng tôi tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, rất nhiều sản phụ chờ sinh đã sinh tỏ rõ sự lo lắng khi nhắc đến vụ việc này.

Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chị Mai (Đống Đa, Hà Nội) vừa “vượt cạn” thành công chia sẻ, chị đã nghe thông tin về vụ việc nhầm con trên Ba Vì. Lúc đầu chị cũng lo lắng vì mình sắp sinh con, nhưng khi vào phòng sinh, thấy các bác sĩ giải thích và dùng vòng đeo tay với mã số in của mẹ con trùng nhau, chị Mai cảm thấy rất yên tâm.

 

Tại bệnh viện mỗi năm có 40.000 trẻ chào đời, bác sĩ phải làm gì để không trao nhầm con? - Ảnh 1

Tại bệnh viện mỗi năm có 40.000 trẻ chào đời, bác sĩ phải làm gì để không trao nhầm con? - Ảnh 2
Chị Mai được nhân viên y tế hướng dẫn cách so số trên thẻ của 2 mẹ con.

“Khi đưa con về với mẹ, bác sĩ trực tiếp xem lại mã số trước khi trao bé. Lúc đó vẫn còn đau nhưng tôi vẫn cố gượng dậy để so lại mã số, dù sao cẩn thận vẫn hơn”, chị Mai chia sẻ.

Anh Nguyễn Tiến Huy (quê ở Tân Yên, Hàm yên, Tuyên Quang) có vợ là Nguyễn Hương Huyền vừa sinh con ở khoa đẻ A2 được gần 1 tiếng. Sau khi được bác sĩ trao con, việc đầu tiên anh Huy làm đó là xem mã số 2 mẹ con có trùng nhau không.

Tại bệnh viện mỗi năm có 40.000 trẻ chào đời, bác sĩ phải làm gì để không trao nhầm con? - Ảnh 3
BS Lưu Quốc Khải hướng dẫn vợ chồng anh Huy cách kiểm tra mã số mẹ và con.

“Sự việc ở Ba Vì xảy ra đúng lúc vợ tôi tới ngày đẻ. Tôi cảm thấy lo lắng nên đón con về phải kiểm tra ngay. Ơn giời mọi thứ đều tốt đẹp, không chỉ trùng số mà con cũng rất giống bố”, anh Tiến chia sẻ.

Trao đổi với chúng tôi, ThS.BSCKII Lưu Quốc Khải (Trưởng khoa Đẻ A2, BV Phụ sản Hà Nội), mỗi năm bệnh viện chào đón 40.000 em bé chào đời, nhưng với việc áp dụng những quy trình chặt chẽ, nên từ trước đến này chưa từng xảy ra sự cố đáng tiếc nào như sự việc vừa qua.

Theo BS Khải, trước đây bệnh viện cho mẹ và con đeo trùng số in trên thẻ nhựa mica, tuy nhiên do vật liệu này cứng, dễ làm đau trẻ nên bệnh viện chuyển sang dùng dây bấm cố định bằng nhựa mềm màu vàng.

Tại bệnh viện mỗi năm có 40.000 trẻ chào đời, bác sĩ phải làm gì để không trao nhầm con? - Ảnh 4
Hình ảnh dây nhựa trước khi tách ra để đeo cho mẹ và con.
Tại bệnh viện mỗi năm có 40.000 trẻ chào đời, bác sĩ phải làm gì để không trao nhầm con? - Ảnh 5
Trên thẻ có số trùng nhau và họ tên của mẹ, cũng như mã số bệnh nhân.
Tại bệnh viện mỗi năm có 40.000 trẻ chào đời, bác sĩ phải làm gì để không trao nhầm con? - Ảnh 6
Sau khi đeo vào tay mẹ và con, các thông số trên thẻ nhựa mềm này trùng nhau.

Mỗi cặp gồm 2 dây, trên 2 dây đều có đầy đủ họ tên mẹ, năm sinh và họ tên con, mã số thứ tự sinh của con trong năm. Dây bấm cố định này được bấm vào chân em bé và tay của bà mẹ từ khi em bé chào đời và được cắt bỏ khi ra viện về nhà.

Trong quá trình nằm viện, nhân viên y tế và người mẹ sẽ trực tiếp kiểm tra mã số và tên trên dây đeo mỗi khi trao – nhận trẻ. Nói về chất lượng loại dây đeo này, BS Khải khẳng định, loại dây này chất lượng rất tốt, khi đã bấm vào tay thì không thể tháo hoặc dứt ra được. Chỉ khi nào ra viện, nhân viên y tế mới dùng kéo cắt bỏ thẻ này.

Tại bệnh viện mỗi năm có 40.000 trẻ chào đời, bác sĩ phải làm gì để không trao nhầm con? - Ảnh 7
Một em bé được đeo thẻ nhận diện với mẹ, sau khi tắm các thông số trên thẻ không hề bị phai, mờ.

Nhiều người quan tâm việc ghi thông tin mẹ và bé lên thẻ, khi tắm cho bé sẽ bị nhòe và từ đó có thể xảy ra nhầm lẫn. Về vấn đề này, BS Khải cho rằng, loại mực viết lên thẻ là loại mực chuyên dụng không phai, mờ khi tiếp xúc với nước. Vì thế, khi tắm cho trẻ, các nữ hộ sinh kỳ cọ thoải mái mà không ảnh hường gì.

Người mẹ bị trao nhầm con ở Ba Vì: “Hàng ngày tôi dạy con đánh vần tên bố mẹ ruột”

Giờ đây chị Hương đang làm tất cả những gì có thể để động viên tư tưởng con, thậm chí hàng đêm chị kể chuyện cho con nghe, dạy con đánh vần tên bố mẹ ruột.

TIN MỚI NHẤT