Nghiên cứu mới đây đăng tải trên Tạp chí Hypertension cho thấy những trẻ em được sinh ra từ những bà mẹ tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong tam cá nguyệt thứ ba có nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp so với những trẻ có mẹ sống ở vùng không khí trong lành.
- Mẹ sinh con da thú vì thói quen liều lĩnh nhiều người thường làm khi mang bầu
- Những việc bà bầu tuyệt đối không được làm sau khi mới sinh nếu không muốn khổ một đời
Các nhà khoa học thuộc Trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg, Mỹ chứng minh hít phải các hạt bụi mịn (PM) trong không khí bị ô nhiễm gây ra tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng bao gồm cả tăng huyết áp không chỉ ở người lớn mà ở cả trẻ nhỏ. Tác giả nghiên cứu Noel Mueller cùng các đồng nghiệp đã tiến hành phân tích dữ liệu của 1.293 cặp mẹ - con ở Mỹ được theo dõi kể từ khi trẻ được sinh ra đến 9 tuổi. Việc tiếp xúc với PM được xác định bằng cách lấy trung bình các nồng độ bụi trong không khí hàng ngày được ghi lại bởi trạm quan trắc chất lượng không khí. Theo Tổ chức Y tế Thế giới giới hạn an toàn đối với phơi nhiễm PM2.5 - chất ô nhiễm có đường kính 2,5 micromet - không nên vượt quá 10 µg / m3 mỗi ngày. Nghiên cứu đã chỉ ra những sản phụ sống tại khu vực có nồng độ PM2.5 ở mức cao tăng 80% nguy cơ sinh ra trẻ mắc tăng huyết áp.