Niềm vui của mẹ bầu khi lần đầu tiên “giao tiếp” với con

Mẹ bầu 26/08/2019 05:00

Vào tuần thứ 20 của thai kì, nhiều mẹ bầu chợt thấy bụng mình khẽ “lúng búng” một cú đạp nhẹ nhàng như lời nhắn “Mẹ ơi, con đang ở đây!”, đó chính là giao tiếp chính thức đầu tiên giữa hai mẹ con, giúp mẹ bầu thật sự cảm nhận được sự hiện hữu của bé yêu..

Ngỡ ngàng hạnh phúc khi con đạp

Khi được hỏi về cảm xúc khi lần đầu tiên thấy bé đạp, chị An (Hồ Chí Minh) hào hứng chia sẻ: “Thật khó diễn tả hết cảm xúc khi ấy. Vừa ngỡ ngàng hạnh phúc, vừa như muốn khóc. Hôm đó, tôi đã gặp một số chuyện không như ý, vì vậy khi thấy bé đạp, tự nhiên tôi có cảm giác con hiểu hết những vui buồn của mình, muốn an ủi sẻ chia cùng mình. Cú đạp khẽ khàng lần đầu tiên của con như nhắc nhở cho tôi nhớ một mầm sống thiêng liêng đang hiện hữu trong bụng mình.”

Niềm vui của mẹ bầu khi lần đầu tiên “giao tiếp” với con - Ảnh 1

Hạnh phúc của bố mẹ là được thấy con lớn lên khỏe mạnh từng ngày

Thông thường, mẹ bầu sẽ cảm nhận được cú đạp đầu tiên của bé cưng vào tuần 18-20. Thế nhưng, với chị Nga (Hà Nội) – đang mang bầu bé đầu tiên, hồi hộp đợi mãi tới tuần thứ 20, chị vẫn chưa thấy con đạp. Đi kiểm tra, bác sĩ cho biết bé vẫn đang khỏe mạnh, và động viên chị cứ kiên nhẫn chờ thêm ít lâu nữa. Chị thổ lộ: “Bác sĩ nói đối với những mẹ bầu lần đầu, cảm nhận được bé đạp sau tuần thứ 20 cũng là điều bình thường. Nhưng nói thật là tôi vẫn mong ngóng lắm. Mãi đến tuần thứ 22, tôi mới thấy con đạp. Quả thật niềm hạnh phúc khi lần đầu con đạp, với mẹ bầu như tôi không khác nào câu gọi “Mẹ ơi!” thiêng liêng vậy”.

Tăng cường dưỡng chất tối ưu cho con, mẹ nhé!

Cú đạp ở tuần thứ 20 mà mẹ mong ngóng ấy là biểu hiện cho thấy thai nhi đang khỏe mạnh. Mách nhỏ với mẹ, đây còn là dấu hiệu cho thấy bé bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc về trí não. Từ thời điểm này trở đi, có khoảng 250.000 tế bào thần kinh của bé được sản sinh ra trong… mỗi phút! Chỉ riêng não bộ đã cần đến 70% tổng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho giai đoạn tăng kích thước gấp 6 lần này. Vì vậy, những cú đạp còn là lời nhắc nhở mẹ về việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé đấy.

Niềm vui của mẹ bầu khi lần đầu tiên “giao tiếp” với con - Ảnh 2

Bổ sung dưỡng chất cho bé thông qua chế độ dinh dưỡng của mẹ từ tuần thai thứ 20 đến sau sinh là cách tuyệt vời để tạo nền tảng phát triển vững chắc cho bé

Dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ bầu từ tuần thứ 20 thai kỳ (thời điểm bé đạp) đến khi sinh không chỉ giúp thai nhi phát triển thật khỏe mạnh về thể chất lẫn trí não, mà còn hỗ trợ chuẩn bị nguồn sữa chất lượng cho bé sau khi ra đời.

Theo Tiến sĩ Christina Sherry, nhà khoa học nghiên cứu về dinh dưỡng thai kỳ tại Abbott cho biết: “Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ rất quan trọng để chuẩn bị cho cơ thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cao khi cho con bú. Trong thời gian cho con bú, dinh dưỡng của người mẹ tiếp tục có ảnh hưởng quan trọng đối với chất lượng sữa mẹ. Ví dụ, loại chất béo mẹ tiêu thụ sẽ có ảnh hưởng tới thành phần chất béo trong sữa cho con bú. Các chất béo như omega 3 là rất cần thiết cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ”.

Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho bé thông qua chế độ dinh dưỡng của mẹ từ tuần thai thứ 20 đến sau sinh là cách tuyệt vời để tạo nền tảng phát triển vững chắc cho bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàng ngày, mẹ bầu phải bổ sung 140mg DHA, 27mg Sắt, 450mg Choline, 600g acid folic.

Để bảo đảm cung cấp đủ lượng dưỡng chất nói trên, mẹ bầu cần bổ sung một lượng thực phẩm tương đương 700g cá hồi, 500g rau củ, 6 quả trứng ngỗng và 400g măng tây mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu gặp khó khăn trong quá trình “chinh phục” lượng thực phẩm không nhỏ này. Vì vậy, song song với chế độ ăn uống, mỗi ngày mẹ nên uống thêm 2 ly sữa bầu có đủ dưỡng chất cần thiết điển hình như sản phẩm dinh dưỡng khoa học Similac Mom với hệ dưỡng chất EyeQ Plus tiên tiến gồm DHA, Cholin, Acid Folic, sắt cùng 24 vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp mẹ cung cấp đủ dưỡng chất cho việc hình thành và phát triển trí não bé.

BS Sản khoa cảnh báo: Thời tiết giao mùa, phụ nữ mang thai tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống nếu bị cúm

Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh cúm và có nguy cơ cao tiến triển các biến chứng nếu bị cúm, đó là cảnh báo từ ThS.BS CKII Nguyễn Công Định - Phó Giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

TIN MỚI NHẤT