Ngoài việc "cậy nhờ" bác sĩ, mẹ cũng có thể tự ước tính ngày dự sinh bằng những phép tính rất đơn giản.
- Bà bầu bị ngứa vùng kín có nguy hiểm đến thai nhi không?
- Dấu hiệu nhận biết có thai sau 7 ngày, chưa cần thử que đã biết có bé
Khi mang thai, một trong những nỗi lo lắng của các mẹ bầu là không biết con sẽ chào đời vào thời điểm nào và có thể khi đó bản thân người mẹ và gia đình vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng.
Trên thực tế, việc xác định ngày sinh chính xác gần như là điều bất khả thi nhưng bác sĩ thường xác định ngày dự sinh cho mẹ dựa trên ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Thai kỳ của mẹ sẽ kéo dài khoảng 280 ngày, nghĩa là 40 tuần thai. Dưới đây là một số cách tính ngày dự sinh tương đối chính xác cho mẹ.
1. Dựa trên kỳ kinh cuối
Mẹ có thể tính ngày dự sinh bằng cách lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối tịnh tiến thêm 7. Tháng được tính bằng cách lấy tháng của kỳ kinh cuối trừ đi 3, nếu số nhỏ hơn 3 thì cộng thêm 9.
Ví dụ: Ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là ngày 15/4/2018 thì ngày là: 15+7=22, tháng là: 4-3=1. Vậy ngày dự sinh của mẹ sẽ là 22/1/2019.
2. Dựa trên ngày đầu tiên bé chuyển động
Nếu mẹ bầu không nhớ được ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối thì có thể ước tính ngày dự sinh dựa trên ngày đầu tiên bé chuyển động. Thông thường, mẹ sẽ cảm nhận được bé đang chuyển động trong khoảng 18-20 tuần. Vậy nếu mẹ mang thai lần đầu thì lấy ngày này cộng thêm 20 tuần, những lần mang thai sau thì lấy ngày này cộng thêm 22 tuần.
3. Dựa trên ngày rụng trứng cuối cùng
Nếu mẹ có sử dụng que thử rụng trứng hoặc biết cách tính ngày rụng trứng thì cũng có thể ước tính ngày dự sinh dựa trên ngày này. Thông thường, thai kỳ sẽ kết thúc sau 264 đến 248 ngày hoặc 38 tuần kể từ khi trứng rụng.
4. Dựa trên ngày bắt đầu nghén
Mẹ thường bắt đầu nghén vào tuần thứ 6 của thai kỳ, tức là khoảng 42 ngày kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Như vậy, ngày dự sinh sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 240 kể từ ngày mẹ bắt đầu nghén.
5. Dựa trên kết quả siêu âm
Ngoài các cách tính dựa trên ngày tháng, các bác sĩ sẽ xác định ngày dự sinh của mẹ bằng cách đo đường kính đầu thai nhi và chiều dài xương đùi thông qua siêu âm để ước lượng tuổi thai và từ đó tính ngày dự sinh.
6. Dựa trên chiều dài tử cung
Đo chiều dài của tử cung là đo từ bờ trên của khớp vệ, tới phần đáy của tử cung.
Theo đó tuổi thai nhi sẽ được tính toán như sau:
- Thai nấp sau xương vệ, tương đương với thai nhi 1 tháng tuổi.
- Nhô cao bằng ¼ của đường rốn đến khớp vệ (khoảng 4cm), tương đương với thai nhi 2 tháng tuổi.
- Tử cung nhô cao bằng ½ của đường rốn đến khớp vệ (8 cm), tương đương với thai nhi 3 tháng tuổi.
- Tử cung nhô cao bằng ¾ tính từ đường rốn tới khớp vệ, tương đương với thai nhi 4 tháng tuổi.
- Tử cung cao ngang rốn, tương đương với thai nhi 5 tháng tuổi.
- Tử cung cao khoảng 20cm, tương đương với thai nhi 6 tháng tuổi.
- Tử cung ngang bằng ½ đường rốn tới ức, tương đương với thai nhi 7 tháng tuổi.
- Tử cung cao khoảng 32 cm, tương đương với thai nhi 9 tháng tuổi.
Bằng những cách trên, mẹ bầu có thể dễ dàng tính ngày dự sinh cho mình nhưng đây không phải là ngày sinh chính thức. Ngày dự sinh có thể bị sai lệch khoảng 1-2 tuần bởi nhiều yếu tố như chu kỳ kinh nguyệt không đều, ngày rụng trứng, ngày thụ thai khó xác định. Ngoài ra, nếu mẹ và bé gặp các biến chứng khi mang thai thì ngày sinh có thể lệch xa hơn nữa.