Mới đây, dư luận xôn xao và thương tiếc trước trường hợp một sản phụ ở Hà Giang đau đẻ nhưng không đến cơ sở y tế. Khi sản phụ ngất lịm, mới được người nhà đưa đến trạm y tế. Khi lên đến tuyến huyện, các bác sĩ đã cố gắng cứu nhưng tử cung vỡ nên thai nhi tử vong...
- 4 loại rau dễ kiếm rẻ tiền giúp mẹ dồi dào sữa sau sinh, lại giảm cân cực nhanh và an toàn cho bé
- Sự cần thiết tầm soát, chẩn đoán trước sinh
Sau khi đọc được câu chuyện này, nhiều bà mẹ không khỏi xót xa. Nhiều ý kiến cho rằng giá như đến trạm y tế ngay, đứa trẻ đã có thể chào đời khỏe mạnh. Đây là bài học cho chị em, khi đến ngày dự sinh phải theo dõi kỹ.
Bà bầu cần lưu ý gì?
Các bác sĩ sản khoa cho rằng, theo dõi, chăm sóc, thăm khám suốt thai kỳ cũng quan trọng nhưng những ngày gần sinh cần phải theo dõi kỹ. Khi đến sát ngày dự sinh, bà bầu được khám thường xuyên có người khám 3 ngày/lần hoặc 1 tuần 2 lần nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi nhằm có phương hướng chỉ định. Nếu như có dấu hiệu thai không phát triển sẽ cần chỉ định sinh mổ ngay.
Với bà bầu, khi đã đến ngày dự sinh hoặc sát ngày dự sinh, khi có dấu hiệu ra máu phải đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định. Tuyệt đối không được chủ quan ở nhà.
Đặc biệt, nếu xuất hiện cơn đau tức là cơn co tử cung phải đến ngay bệnh viện, dù bận việc gì cũng gác lại để tới ngay cơ sở y tế. Nếu ở nhà chịu đựng rất có thể nguy hiểm, gây nguy hiểm cho thai nhi và sức khỏe của mẹ. Tuyệt đối không được tự đỡ đẻ hay sinh con tại nhà do không có các dụng cụ, kiến thức chuyên dụng cũng như môi trường không đảm bảo vệ sinh và vô trùng.
Từ khi chưa có dấu hiệu đau đẻ, bà bầu đã bắt đầu có những dấu hiệu cảnh báo sắp sinh như đi tiểu nhiều, mỏi và đau lưng dưới, dịch tiết âm đạo tăng... Khi có dấu hiệu này bà bầu phải ngay lập tức đến bệnh viện để theo dõi tình trạng ngôi thai nhằm xác định sinh thường hay sinh mổ. Một số bà bầu thường chủ quan khi cơn đau chưa dữ dội rất có thể chậm trễ dễ nguy hiểm cho bản thân và thai nhi.
Việc cần làm trước ngày sinh
1. Cách tính ngày sinh
Để tính tuổi thai bác sĩ dựa vào siêu âm, đo chiều cao tử cung, thời điểm thai cử động và tim thai.... Tuy nhiên chị em cũng có thể tự dự đoán được ngày sinh với một số cách đơn giản:
Quy tắc 9 tháng 10 ngày
Lấy ngày đầu kỳ kinh cuối cùng, đếm đến tháng thứ 9 rồi cộng thêm 10 ngày
Ví dụ: ngày đầu chu kỳ kinh cuối của bạn là 1/3/2013 thì dự kiến sinh ngày 11/12/2013
Đếm tuần thai
Chu kỳ mang thai thường là 280 ngày = 40 tuần.
Bạn lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, đánh dấu vào lịch, xem nó vào ngày thứ mấy trong tuần (ví dụ thứ 5 chẳng hạn). Sau đó đếm đủ 40 cái thứ 5 đó là ngày dự sinh.
Luật Nagele (+7/-3)
Là cách lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối thêm 7 ngày và trừ đi 3 tháng. Phương pháp tính này dựa trên chu kỳ kinh 28 ngày.
Ví dụ: ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là 10-6, vậy bạn sẽ sinh vào ngày 17 – 3 năm sau.
Biết trước ngày sinh bé rất cần thiết để bà bầu chuẩn bị. Tuy nhiên thời gian có thể sớm hoặc trễ hơn 2 tuần so với ngày dự kiến sinh, vì việc mang thai bình thường có thể thay đổi từ 38 đến 42 tuần.
2. Xin nghỉ thai sản
Thường các mẹ bầu có tâm lý sẽ đi làm tới ngày lâm bồn để có nhiều thời gian chăm sóc con sau khi bé chào đời. Điều này không nên vì trước khi sinh mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn, soạn đồ đạc sẵn sàng… để chuẩn bị tới bệnh viện. Tốt nhất bạn nên xin nghỉ trước ngày dự sinh 1-2 tuần.
3. Cùng chồng lên kế hoạch tài chính
Sẽ có rất nhiều khoản vợ chồng bạn phải chi tiêu trong thời gian tới, mặt khác khoản lương của bạn có thể ít đi trong thời gian nghỉ thai sản. Hãy cùng chồng lên kế hoạch cụ thể về những khoản chi tiêu để bạn chủ động và yên tâm hơn về tài chính trước khi sinh.