Để bảo vệ an toàn tính mạng cho mẹ và thai nhi thì các chị em cần phải nắm rõ được các dấu hiệu nhận biết bà bầu bị tiểu đường để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Bổ sung dưỡng chất cho bà bầu bao gồm những gì?
- Những điều cấm kỵ khi mang thai 3 tháng đầu mà các mom cần lưu ý!
Nội dung bài viết
Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh cực kỳ nguyên hiểm, khiến cho mẹ bầu tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiểu,...và thai nhi có tỷ lệ tử vong cao hơn hoặc có thể bị dị tật, chậm phát triển. Vì thế, các chị em cần tìm hiểu cụ thể về bệnh tiểu đường là gì, cũng như các dấu hiệu nhận biết bà bầu bị tiểu đường thai kỳ để ngăn ngừa được các tác hại mà bệnh này gây ra. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và chỉ xảy ra trong quá trình mang thai. Đến khi sinh, bệnh sẽ tự động hết. Nguyên nhân gây ra bệnh này chủ yếu là do khi mang thai các hormone của nhau thai làm tụy tạng rối loạn việc sản xuất insulin để điều hòa glucose máu. Do đó, tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần bình thường. Và một khi tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thì glucose máu sẽ tăng cao dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Phần lớn, đến 90% những bà mẹ mang thai lần đầu đều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ rất cao.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ như: thừa cân, béo phì, mẹ bầu lớn tuổi mà vẫn mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường,…
Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Nếu thai phụ bị tiểu đường mà không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Đối với người mẹ
Mẹ bầu bị tiểu đường mà còn kéo theo triệu trứng bị thai nghén thì rất dễ bị tiền sản giật và sản giật với các dấu hiệu cao huyết áp, protein niệu và phù trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó, người mẹ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng, dễ bị sinh non và phải can thiệp bằng biện pháp ngoại khoa là sinh mổ.
Đặc biệt, khi bị bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn nếu không kiểm soát mức đường huyết.
Đối với thai nhi
Những thai nhi được sinh ra bởi các bà mẹ bị tiểu đường sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn. Hoặc sau khi sinh có thể bị dị tật và chậm phát triển. Thông thường, nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh do mẹ bị tiểu đường cao hơn gấp 3 lần với những bà mẹ mang thai bình thường.
Do đó, mẹ bầu cần kiểm soát đường huyết chặt chẽ trong thai kỳ và cả trước khi có thai, để ngăn ngừa hiệu quả những bất thường của thai nhi.
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị tiểu đường
Để ngăn chặn được các nguy hại khôn lường do bệnh tiểu đường gây ra, thì các mẹ cần dựa vào các dấu hiệu sau đây để biết mình có bị mắc căn bệnh này hay không.
Một số dấu hiệu nhận biết bà bầu bị tiểu đường thai kỳ điển hình như:
- Luôn cảm thấy khát và uống rất nhiều nước.
- Đi tiểu nhiều lần và thường xuyên hơn mức bình thường. Đồng thời lượng nước tiểu cũng nhiều hơn.
- Vùng kín luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, cảm thấy dính dính và bị nấm,...
- Các vết trầy xước trên cơ thể thường rất khó lành.
- Bà bầu sụt cân nghiêm trọng.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, kiệt sức và chỉ muốn nằm 1 chỗ.
- Nước tiểu có kiến bâu.
Tuy nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu nhận biết cơ bản, chưa mang hiệu quả chính xác 100%. Vì thế, để biết kết quả chính xác có bị bệnh tiểu đường hay không thì giữa tuần 24 và 28, các mẹ bầu cần đến các trung tâm y tế uy tín để tiến hành làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để biết chính xác nhất và có cách điều trị kịp thời nhé.
Các biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa tình trạng tiểu đường thai kỳ tuyệt đối. Nhưng nếu bạn duy trì thói quen và lối sống lành mạnh trước/trong khi mang thai, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, trong trường hợp bạn từng bị bệnh từ trước, việc tuân thủ những thói quen lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trong những lần mang thai kế tiếp.
Đây là những biện pháp giúp phòng tránh hiệu quả:
- Chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt,…là lựa chọn tuyệt vời.
- Tập thể dục thường xuyên: Hãy dành 30 phút vận động hợp lý, nhẹ nhàng mỗi ngày như tưới cây, lau dọn nhà cửa, đi bộ,… cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.
- Giữ cân nặng hợp lý khi có ý định mang thai: Thừa cân – béo phì tiền mang thai là căn nguyên của một loạt vấn đề sức khỏe xảy đến trong thai kỳ, chẳng hạn như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non… Do đó, nếu bạn thừa cân và đang có kế hoạch sinh em bé, thì hãy giảm cân để tạo nền tảng cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Tóm lại, khi bị bệnh tiểu đường thai kỳ, các bà mẹ không nên chủ quan. Mà thay vào đó, cần chủ động tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, để xây dựng thực đơn ăn uống và sinh hoạt khoa học, giúp lượng đường trong máu ổn định và có phương pháp điều trị thích hợp nhất nhé. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và đầy hạnh phúc nhé