Đau dạ dày khi mang thai, cần biết để tránh những hiểu lầm đáng tiếc

Mẹ bầu 04/09/2019 17:31

Đau dạ dày khi mang thai, dấu hiệu nào để nhận biết chính xác, những điều cần làm để giúp người yêu thương có thai kì hoàn toàn khỏe mạnh

Trong thời kỳ mang thai cơ thể người mẹ có rất nhiều sự thay đổi cùng tâm lý lo lắng trong suốt thai kỳ về vấn đề ổn định sức khỏe. Đau dạ dày khi mang thai là vấn đề không khó gặp đối với các thai phụ ngày nay. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt hằng ngày của mẹ đặc biệt dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển của thai.

Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu rõ để nhận biết đúng, đủ và làm thế nào để có thể ổn định thai kỳ khỏe mạnh.

Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai có những biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu thai nghén. Đó là những biểu hiện như buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng và khó tiêu. Tuy vậy nếu chỉ bị nghén thì bạn sẽ không có các triệu chứng đặc trưng khác của đau dạ dày như ợ chua, đau râm ran hoặc nóng rát ở vùng thượng vị.

Bên cạnh đó các mẹ sẽ cảm thấy cơn đau đặc biệt nặng lên khi quá đói hoặc quá no. Những món ăn khoái khẩu thường ngày của chị em phụ nữ, nhất là trong thai kỳ như xoài, cóc, ổi,mận… sẽ khiến cho bà bầu bị đau dạ dày càng nặng hơn.

dau-da-day-khi-mang-thai-1

Đau dạ dày khi mang thai là bệnh lý hay gặp và dễ gây nhầm lẫn

Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai sẽ có những triệu chứng phổ biến sau:

Ợ hơi, ợ chua

Đây là triệu chứng khá phổ biến mà người bị đau dạ dày nào cũng gặp phải, do đó mà các mẹ bầu nên lưu ý khi mình bị ợ hơi, ợ chua với mức độ ngày càng thường xuyên hơn nhé

Ợ hơi xuất hiện là do luồng hơi xuất phát từ lượng thức ăn bị tích trữ lâu ngày trong dạ dày sau đó bị trào ngược lên thực quản rồi đi qua khoang miệng và gây ợ để đi ra ngoài. Nếu luồng hơi còn kèm theo dịch vị acid trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản thì sẽ  là ợ chua.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn nhất của bệnh đau dạ dày khi mang thai vì gần giống với hiện tượng ốm nghén. Tuy nhiên nếu như bạn để ý kỹ thì bạn có thể dễ dàng nhận ra điểm khác biệt đó chính là đau dạ dày nôn ra có nước hoặc thức ăn, trường hợp nôn nhiều có thể dẫn đến hiện tượng mất nước và tụt huyết áp.

Chảy máu tiêu hóa

Biểu hiện qua việc đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh chảy máu tiêu hóa, đây là một triệu chứng khá nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người trong thời gian ngắn, do đó khi có triệu chứng này mẹ bầu cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Đau vùng thượng vị

Nếu người mẹ đang mang thai có các dấu hiệu đau vùng thượng vị như đau vùng bụng trải rộng từ trên rốn đến mũi xương ức, cơn đau có khi âm ỉ có khi dữ dội, đau tức, quằn quại và kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu,…

Ăn kém

Dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai này khó nhận biết hơn vì người mẹ khi mang thai thường sẽ rất chán ăn, ăn kém và ăn không ngon miệng. Điều này một phần gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể của người mẹ, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho người mẹ bị suy nhược cơ thể, sụt cân và cơ thể mệt mỏi nhiều hơn.

Chướng bụng

Khi dạ dày bị tổn thương nên dẫn đến quá trình tiêu hóa thức ăn bị kém đi, khiến cho thức ăn bị tồn đọng lâu ngày trong dạ dày. Từ đó dạ dày bị ách tắc và tạo áp lực cho cơ thể để sản sinh ra các cơn buồn nôn để đẩy thức ăn và các dịch dư thừa trong dạ dày ra ngoài cơ thể.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu

Đau dạ dày khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nguyên nhân của cơn đau này là do trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ dạ dày phải chịu áp lực do tình trạng nôn nhiều, thêm nữa là tử cung sẽ phát triển to lên để phù hợp với kích thước đang lớn dần lên của thai nhi. Thai phụ thường gặp những biểu hiện nôn, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu của ốm nghén những biểu hiện này rất dễ nhầm lẫn với biểu hiện của đau dạ dày. Thế nhưng nếu chỉ là bị ốm nghén thì mẹ bầu sẽ không gặp phải những biểu hiện của đau dạ dày như ợ chua, trào ngược, đau râm ran hoặc nóng rát ở vùng thượng vị.

Tuy nhiên, đau dạ dày trong 3 tháng đầu khi mang thai dễ có nguy cơ bị sảy thai. Cần thăm khám bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện sau:

- Đau thắt hoặc chuột rút ở bụng

- Đau hoặc chuột rút ở lưng

- Xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu

- Thấy chất lỏng từ âm đạo

Tuy nhiên cũng có những người không có bất kì dấu hiệu nào khi bị sảy thai.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp và bạn không cần quá lo lắng vì điều này. Nhưng hãy nhờ trợ giúp từ bác sĩ bất cứ khi nào bạn cần tư vấn. Bởi tuy không nguy hiểm nhưng đau dạ dày có thể khiến mẹ chán ăn, điều này liên quan trực tiếp đến dinh dưỡng mà mẹ bầu cung cấp cho cơ thể và ảnh hưởng đến thai nhi . Nếu tình trạng chán ăn kéo dài có thể khiến thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân ngay từ trong bụng mẹ.

Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì

Đau dạ dày khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dinh dưỡng của cả mẹ và bé, như vậy sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu.

Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn hết sức nhạy cảm, bất kỳ cách chữa trị đau bụng khi mang thai nào mà bắt buộc phải dùng thuốc đều phải được xem xét kỹ lưỡng và có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên môn. Lý do là vì điều này có thể gây ra những biến chứng và dị tật nguy hiểm cho bé yêu của bạn trong thai kỳ. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc bởi hầu hết các loại thuốc trị dạ dày khác rất dễ gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

dau-da-day-khi-mang-thai-2

Thai phụ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc

Ảnh minh họa: Internet

Việc đầu tiên là bạn nên thăm khám kỹ lưỡng ở cơ sở y tế uy tín để đưa ra kết luận đúng và đầy đủ là do bệnh lý hay do nhầm lẫn trong thời kỳ thai nghén. Bác sĩ sẽ đưa ra nhận xét chuyên môn và phương hướng điều trị phù hợp cho từng đối tượng.

dau-da-day-khi-mang-thai-3

Cần thăm khám kỹ lưỡng để có liệu trình thích hợp

Ảnh minh họa: Internet

Có một số biện pháp thăm khám chuyên khoa thường được sử dụng khi bị đau dạ dày khi mang thai như nội soi, chụp X quang, xét nghiệm máu…

Hầu hết đều không khuyến khích sử dụng thuốc cho thai phụ trong quá trình thăm khám phát hiện đau dạ dày khi mang thai.

- Bạn nên tránh vận động mạnh, nghỉ ngơi hợp lý: khoảng 2-3 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn mới nên bắt đầu vận động. Nghỉ ngơi, vận động, hít thở sâu hợp lý sẽ giúp bạn tránh được dấu hiệu thừa axit trong dạ dày.

- Có chế độ sinh hoạt, tập thể dục phù hợp.

da-da-day-khi-mang-thai-4

Tập thể dục đều đặn để có thai kỳ ổn định, khỏe mạnh

Ảnh minh họa: Internet

- Ổn định tâm lý: phòng tránh gặp căng thẳng, lo lắng trong thai kỳ

- Tránh sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá…

dau-da-day-khi-mang-thai-5

Thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý, giữ tâm lý thoải mái suốt thai kỳ

Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa đau dạ dày khi mang thai

Như trên đã nói khi thai phụ phát hiện có bệnh lý trong thai kỳ thì nên có liệu trình điều trị và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y hiệu quả với các nguyên liệu lành tính thường hay được áp dụng cho các thai phụ:

Sử dụng cây Nha Đam (Lô Hội) để chữa đau dạ dày khi mang thai

Đầu tiên, hãy lấy nhánh Nha Đam và gọt sạch vỏ. Tiếp theo lấy phần thịt trong suốt cho vào nồi nước đun sôi rồi uống. Dùng mỗi ngày 10 nhánh để uống thay nước sẽ giúp chữa đau dạ dày rất tốt.

dau-da-day-khi-mang-thai-6

Nước Nha Đam có tác dụng điều trị đau dạ dày

Ảnh minh họa: Internet

Điều trị đau dạ dày khi mang thai với nghệ và mật ong

Bạn hãy dùng tinh nghệ nguyên chất trộn với mật ong thành một dạng sệt. Tiếp theo, vo thành viên tròn nhỏ và cho vào lọ thuỷ tinh, bảo quản nơi thoáng mát, tốt nhất là cho vào tủ lạnh. Sử dụng mỗi ngày từ 3 đến 5 viên tuỳ theo thể trạng của mỗi người. Tinh bột nghệ mật ong chữa đau dạ dày rất hiệu quả, nhưng các bà bầu cần chú ý theo dõi kỹ cơ thể khi dùng vì nghệ có tính nóng.

dau-da-day-khi-mang-thai-7

Nghệ và mật ong là bài thuốc kết hợp điều trị bao đời nay

Ảnh minh họa: Internet

Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì

- Chia nhỏ bữa ăn: Bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày. Một bữa ăn quá no có thể làm căng phồng dạ dày, gây áp lực lên vùng ngực. Khi ăn, phụ nữ mang thai nên ăn từ tốn, không ăn quá nhanh hay quá no, vì cách ăn này chỉ làm dạ dày sản sinh thêm nhiều acid và khó chịu hơn.

- Bạn nên nghỉ ngơi ngay sau mỗi bữa ăn: điều này khiến thức ăn được chuyển hóa tốt trong dạ dày và ruột; tránh được hiện tượng trào ngược thức ăn lên thực quản.

Những thức ăn được khuyên dùng nếu đau dạ dày khi mang thai là những loại có thể hỗ trợ giảm tiết dịch vị:

- Thực phẩm được các bác sỹ khuyên dùng là trứng và sữa, đây là những thực phẩm vừa đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ, vừa trung hòa hiệu quả axit trong dạ dày.

dau-da-day-khi-mang-thai-8

Luôn lưu ý sử dụng thêm các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe trong thai kỳ

Ảnh minh họa: Internet

- Những thức ăn chứa nhiều tinh bột cũng rất tốt cho dạ dày như, nếp, bột gạo.

- Gừng, nước ép cải, ngó sen với củ cải hay khoai tây là những món ăn rất cần thiết để chữa bệnh dạ dày.

- Khuyến khích ăn những món ăn đã qua chế biến bằng cách luộc, xào, hầm,… Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên xào, nướng, đồ cay nóng.

- Không nên để bụng quá đói, bởi lúc này acid tăng cao rất dễ làm tình trạng đau dạ dày khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.

Chúc các sản phụ luôn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Dinh dưỡng cho bà bầu không thể chủ quan

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là tối cần thiết bởi không chỉ cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ mà còn đảm bảo được sức khỏe cho mẹ trong quá trình mang thai và vượt cạn thành công.

TIN MỚI NHẤT