Cơ thể bà bầu và thai nhi sẽ ra sao nếu ăn nhiều mì tôm?

Mẹ bầu 12/06/2018 17:11

Cuộc sống bận rộn khiến nhiều bà bầu có thói quen ăn mì tôm để không mất quá nhiều thời gian nấu nướng. Tuy nhiên, đây không phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe bà bầu.

Bà bầu ăn mì tôm có tốt không?

Thành phần chủ yếu của mì tôm là tinh bột, muối, bột ngọt, chất bảo quản, hương liệu và hoàn toàn không có các chất dinh dưỡng như vitamin, chất khoáng, protein, chất xơ. Chính vì lý do này, mì tôm được xếp vào danh mục các thực phẩm không lành mạnh với sức khỏe mọi người nói chung và bà bầu nói riêng.

Cơ thể bà bầu và thai nhi sẽ ra sao nếu ăn nhiều mì tôm? - Ảnh 1
Cơ thể bà bầu sẽ không nhận được chất dinh dưỡng khi ăn mì tôm - Ảnh minh họa: Internet

Đối với phụ nữ mang thai, việc tiêu thụ mì tôm trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Các thành phần của mì ăn liền và chất bảo quản khi vào cơ thể mẹ bầu sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu. Nếu bà bầu ăn nhiều sẽ mắc chứng đầy hơi gây cảm giác khó chịu, đặc biệt vào bữa ăn tối.

Theo nghiên cứu, lượng muối trong một gói mì tôm vào khoảng 2,7g trong khi nhu cầu muối hàng ngày của người lớn chỉ dao động ở mức 1,5 – 2g. Bà bầu ăn quá nhiều mì tôm có thể dẫn đến tình trạng thừa muối. Hậu quả là mẹ bầu rất dễ mắc bệnh cao huyết áp và làm tăng gánh nặng cho hệ bài tiết.

Ngoài ra, theo khuyến cáo của các chuyên gia, bà bầu ăn nhiều mì tôm cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.

Giải pháp cho bà bầu thèm ăn mì tôm

Bà bầu ăn quá nhiều mì tôm không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu thèm ăn mì tôm thì chị em có thể ăn một phần mì trong một tuần. Để đảm bảo an toàn khi ăn mì tôm, bà bầu cần thận trọng trong việc chế biến với các lưu ý:

Cơ thể bà bầu và thai nhi sẽ ra sao nếu ăn nhiều mì tôm? - Ảnh 2
Bà bầu thèm ăn mì tôm cần biết cách chế biến và tần suất ăn sao cho hợp lý - Ảnh minh họa: Internet

- Không nên pha mì bằng cách trực tiếp rót nước sôi vào tô. Thay vào đó, hãy nấu mì trên bếp. Trước tiên, bà bầu nên luộc sơ vắt mì qua nước sôi sau đó mới chính thức nấu ở lần thứ hai. Việc chế biến kỹ sẽ giúp loại bỏ các chất béo không lành mạnh và chất bảo quản không tốt cho thai nhi.

- Không nên cho gói dầu mỡ có sẵn vào tô mì để tránh nguy cơ nạp chất béo dư thừa vào cơ thể mẹ bầu.

- Bà bầu nên kết hợp một số thực phẩm (rau xanh, thịt heo, thịt bò, tôm, trứng…) khi ăn mì để gia tăng dưỡng chất cho một bữa ăn nhưng cần lưu ý không nên cho nhiều hơn 30g thịt.

 

Bà bầu nên thêm hạt chia vào khẩu phần ăn hàng ngày vì 5 lý do này

Bà bầu ăn hạt chia sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các dưỡng chất cực kỳ quan trọng nuôi thai nhi khỏe mạnh, ngăn ngừa hiện tượng sinh non.

TIN MỚI NHẤT