Tử cung người mẹ giãn nở gấp 500 lần, em bé khóc trong bụng mẹ là một trong những điều bí ẩn trong thời kì mang thai có thể nhiều mẹ bầu chưa biết.
- 10 lời khuyên lỗi thời mà mẹ bỉm sữa nhất định không được làm theo
- Những loại thực phẩm tốt hơn cả thuốc dưỡng thai giúp mẹ khỏe mạnh thai nhi phát triển vượt chuẩn
1. Tử cung người mẹ giãn nở gấp 500 lần để “đựng” em bé
Trong thời gian mang thai, dạ con của người mẹ sẽ lớn dần lên theo sự phát triển của em bé. Thế nhưng mức độ giãn nở gấp 500 lần thì chắc không phải ai cũng biết. Đặc biệt, đến thời điểm sinh bé, tử cung mẹ sẽ giãn ra tối đa và so với tử cung bình thường khi không có thai có thể tăng lên 500 lần để tạo thành khoảng trống giúp đầu bé chui dần xuống cửa sinh và chào đời an toàn. Sau khi sinh, dạ con sẽ dần dần co lại như bình thường.
2. Em bé khóc trong bụng mẹ
Hầu hết các em bé có thể khóc khi vẫn còn trong bụng mẹ, tuy nhiên các mẹ không bao giờ nghe thấy tiếng khóc ấy. Các nghiên cứu chỉ ra rằng em bé rất dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn bên ngoài và có thể biết khóc ngay từ trong bụng mẹ.
3. Em bé đi ị ngay trong bụng mẹ
Theo kết quả của các nghiên cứu, có khoảng 12% em bé ị ngay khi còn trong bụng mẹ. Những bé này không thể chờ đến khi sinh ra mới được ị. Hiện tượng này không phải là hiếm nhưng cũng không xảy ra thường xuyên nên có thể nhiều mẹ bầu không biết.
4. Bé cũng tè khi còn trong dạ con của mẹ
Em bé cũng tè trong bụng mẹ và sau đó bé nuốt cùng một chất lỏng như vậy. Đây là một hiện tượng tự nhiên và không có gì phải lo lắng.
5. Các giác quan của mẹ cực nhạy bén trong suốt thời gian mang thai
Có 1 điều khá thú vị đó là các giác quan như khứu giác, xúc giác, vị giác của mẹ bầu trở nên cực kì nhạy bén, đặc biệt là với các loại mùi và vị. Mẹ bầu có thể cảm nhận được mùi hoặc hương gì đó mà chính những người bình thường không ngửi hoặc cảm thấy được.
6. Bé cũng “nếm” thức ăn mà mẹ đã ăn
Có 1 điều khá đặc biệt đó là những gì mẹ ăn thì bé cũng có thể cảm nhận được mùi vị của món ăn đó. Các chồi vị giác của thai nhi phát triển từ tuần thứ 13-15, bé có thể "nếm" và cảm nhận được mùi vị của tất cả những gì mẹ ăn.
7. Chân mẹ sẽ sưng lên và đau trong thời gian mang thai
Trong thai kì, bắt đầu từ tuần thứ 21, mẹ bầu sẽ cảm thấy chân sưng tấy, phù nề gây cảm giác đau, hiện tượng này vẫn thường được các mẹ gọi là “xuống máu”. Nguyên nhân là do các chất lỏng trong cơ thể tăng lên khi trọng lượng của mẹ và thai nhi ngày một lớn hơn.
8. Phụ nữ cao to dễ mang thai đôi
So với phụ nữ có trọng lượng và chiều cao bình thường thì những người có chiều cao nổi bật và khỏe mạnh sẽ dễ thụ thai đôi, thai ba hơn. Điều này đã được nghiên cứu và kết luận rằng phụ nữ có tầm vóc cao lớn có nhiều khả năng mang đa thai do lượng insulin trong cơ thể tăng lên.
9. Bé có vân tay từ tuần thứ 14
Mẹ có ngạc nhiên không khi em bé đã có vân tay ngay từ tuần thai thứ 14? Thông thường khi thai nhi phát triển và đạt chiều dài khoảng 7.6cm thì vân tay của bé sẽ xuất hiện.
10. Thời gian mang thai kỉ lục là 12 tháng
Thông thường thời gian mang thai trung bình của phụ nữ là 275 ngày (9 tháng). Tuy nhiên, nước Mỹ ghi nhận trường hợp có mẹ bầu đã mang thai tới 380 ngày (12 tháng) và em bé khi sinh nặng 2.7kg.
11. Tế bào gốc của bé giúp chữa lành vết thương cho mẹ
Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị tổn thương bất cứ cơ quan nào, thai nhi trong bụng mẹ sẽ gửi tế bào gốc cho người mẹ để sửa lại cơ quan bị tổn thương đó. Đó là lý do vì sao hiện nay các tế bào gốc được lưu trữ dành cho tương lai của em bé hoặc bất cứ thành viên nào trong gia đình để chữa bệnh.
12. Mẹ bầu chỉ cần bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày
Mỗi ngày, mẹ chỉ cần nạp thêm 300 calo so với chế độ ăn uống thông thường để bổ sung trong quá trình mang thai. Còn ngoài ra tất cả sẽ tích tụ thành chất béo.
13. Hội chứng Pica và sự thèm ăn kỳ quặc
Khi mang thai, các hormon trong cơ thể người mẹ thay đổi, 1 số mẹ bầu mắc phải chứng nghén có tên khoa học là Pica. Hội chứng kỳ lạ này khiến mẹ bầu thèm ăn những thứ vô dinh dưỡng, kì quặc, thậm chí là độc hại như bùn, đất, phấn viết bảng hay bột giặt quần áo.
14. Lưu lượng máu tăng cao
Nồng độ và lưu lượng máu của mẹ bầu sẽ tăng 50% từ tuần thứ 20. Điều này khiến người mẹ cảm thấy ngực mềm và đi tiểu thường xuyên hơn.
15. Phụ nữ khi đang mang thai vẫn có thể tiếp tục thụ thai
16. Sữa non có thể xuất hiện ngay giai đoạn đầu thai kì
Đối với 1 số mẹ bầu, sữa non có thể xuất hiện sớm vào ngay giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này khá bình thường khi cơ thể bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh nở nhưng với giai đoạn đầu thì chất dịch màu vàng nhạt dần chuyển thành màu trắng.
17. Da và tóc của mẹ bỗng trở nên đẹp hơn
Khi mang thai, do sự thay đổi hormon nên da và tóc của mẹ bầu được cải thiện và đẹp hơn. Ngoài ra, còn do lượng canxi và vitamin mẹ bổ sung trong giai đoạn này.
18. Thay đổi cấu trúc xương chậu do sinh nở
Trong quá trình sinh nở, xương chậu người mẹ phân tách để cho em bé chui ra, tuy không thực sự là tách hẳn khung xương nhưng cũng không trở lại được hình dáng ban đầu. Mẹ bầu cần chú ý giữ gìn sức khỏe sau khi sinh.
19. Sắc tố da thay đổi
Do sắc tố da thay đổi quá mức trong thời kỳ mang thai nên nhiều mẹ bầu có hiện tượng sạm da, da tối màu đi trông thấy. Tuy nhiên sau khi sinh, da sẽ khôi phục lại trạng thái bình thường ban đầu.
20. Chảy máu chân răng, lợi hoặc mũi
Do lưu lượng máu tăng nên có thể 1 số mẹ bầu bị chảy máu mũi, chảy máu răng lợi. Điều này có thể không nguy hiểm cho mẹ và bé, tuy nhiên mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.