Chia sẻ kinh nghiệm mang thai lần đầu từ A-Z

Mẹ bầu 27/09/2022 09:20

Những chị em mang thai lần đầu còn có nhiều bỡ ngỡ, vừa hạnh phúc nhưng cũng xen lẫn với những lo lắng, vì chưa thích nghi kịp với sự thay đổi “kỳ lạ” trên cơ thể. Vì thế, để thích nghi với các thay đổi này, các chị em hãy lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm mang thai lần đầu dưới đây nhé!

Chia sẻ kinh nghiệm mang thai lần đầu về lịch siêu âm

Khi có hiện tượng trễ kinh một tuần, sau khi dùng que thử thai xuất hiện có 2 vạch thì các chị em nên đi đến viện thăm khám sớm để loại trừ trường hợp thai nằm ngoài tử cung hoặc các trường hợp xấu khác.

Chia sẻ kinh nghiệm mang thai lần đầu từ A-Z - Ảnh 1
Mẹ bầu cần lên lịch siêu âm để biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi!

Đặc biệt, trong trong suốt quá trình mang thai, có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu cần phải đi siêu âm đó là:

Tuần 12 – 14 của thai kỳ: Thời điểm này bác sĩ siêu âm đã có thể xác định được tuổi thai nhi một cách chính xác nhất. Đồng thời bác sĩ có thể đo được khoảng sáng sau gáy để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể gây ra bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành… để có hướng can thiệp kịp thời.

Tuần 21 – 24 của thai kỳ: Lúc này đi siêu âm kiểm tra để đảm bảo thai phát triển bình thường, các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi đều có thể nhìn thấy. Thời gian thai kỳ này cũng rất đặc biệt quan trọng bởi vì đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.

Tuần 30 – 32 của thai kỳ: Những bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não sẽ được bác sĩ phát hiện ở thời điểm siêu âm này. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra dây rốn còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối.

Đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, đau đầu, chảy máu âm đạo… là các căn bệnh rất nguy hiểm với mẹ bầu nếu không được phát hiện kịp thời. Nên các chị em hãy lên lịch khám sức khỏe định kỳ khi mang thai để đảm bảo có đủ sức khỏe tốt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi của cơ thể.

Chia sẻ kinh nghiệm khi mang thai lần đầu về chế độ dinh dưỡng

Bởi vì mang thai lần đầu nên các chị em sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Do đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thời gian mang thai, bà bầu nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như: Protein, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Do thời kỳ này nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu sẽ thay đổi sao cho phù hợp với sự phát triển của thai nhi.

Chia sẻ kinh nghiệm mang thai lần đầu từ A-Z - Ảnh 2
 Chế độ ăn uống khoa học chính là cách bổ sung dưỡng chất tốt chất cho bé và mẹ!

Ví dụ như: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ đều cần phải bổ sung axit folic và vitamin B12 để chống dị tật ống thần kinh não cho trẻ. 3 tháng giữa và cuối, nhu cầu dinh dưỡng cần nhiều thực phẩm giàu Canxi và sắt. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất béo để giúp thai nhi hình thành và phát triển các tế bào não, thông minh ngay từ trong bụng mẹ.

Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thì cần được chú trong hơn vì chị em sẽ phải đối mặt với những cơn ốm nghén. Để làm giảm các cơn ốm nghén, mẹ bầu nên:

- Nên ăn các bữa nhỏ, ăn nhiều bữa mỗi ngày.

- Không uống trong khi ăn, uống chút nước ép hoa quả trong thời gian chờ đợi các bữa ăn.

- Không ăn các thực phẩm có mùi, nhiều dầu mỡ, đồ nướng, rán, chiên xào…

- Nên ăn các loại thực phẩm giúp giảm nghén: quế, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng…

Kinh nghiệm vận động khi mang thai lần đầu

Chia sẻ kinh nghiệm mang thai lần đầu từ A-Z - Ảnh 3
Mẹ bầu vận động nhẹ nhàng sẽ tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi!

Không phải mẹ bầu nào cũng biết khi mang thai vận động như thế nào cho tốt. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai nhi còn chưa làm tổ chắc chắn, nếu vận động không đúng dễ sảy thai, lưu thai…

Khi mang thai mẹ bầu nên đi bộ hoặc tập các bài tập yoga nhẹ nhàng. Như vậy sẽ giúp các cơ xương vận động, đỡ bị nhức mỏi, đặc biệt là tạo tiền đề tốt để mẹ dễ sinh hơn. Nếu đi bộ thì mẹ nên đi khoảng 15-30 phút/ngày. Còn tập yoga khoảng 15-20 phút/lần rồi nghỉ ngơi sau đó tập tiếp.

Nếu có điều kiện mẹ bầu nên đến phòng tập yoga để có huấn luyện viên hướng dẫn cụ thể, vừa tốt cho sức khỏe lại không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Một số lưu ý khi mang thai lần đầu

Khi mang thai lần đầu, các mẹ cần lưu ý một số điều sau:

- Nếu bị cảm không được tự tiện uống thuốc, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi có thể gây hại cho thai nhi, khiến bé có nguy cơ khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh rất cao.

- Không uống rượu bia, thuốc lá và các đồ uống có ga, có cồn. Bởi những đồ uống này làm tăng hàng loạt các nguy cơ như sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sảy thai, dị tật bẩm sinh và thai chết lưu.

Chia sẻ kinh nghiệm mang thai lần đầu từ A-Z - Ảnh 4
Mẹ bầu nên trị rạn da bằng liệu pháp thiên nhiên sẽ tốt hơn!

- Tránh đi giày cao gót, xoa bóp bụng, vận động mạnh, làm việc quá sức… khi mang thai. Những việc này có thể dẫn đến sảy thai, động thai và sinh non.

- Các chị em có thể dùng dầu dừa hoặc kem dưỡng ẩm chiết xuất từ thiên nhiên để đảm bảo làn da không bị rạn nứt, thâm đen, hạn chế dùng các loại kem trị rạn da chứa thành phần hóa học mạnh.

- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc quan hệ tình dục khi mang thai. Với những bà bầu sức khỏe không tốt, ít nước ối, chảy máu âm đạo… cần kiêng hoàn toàn việc này trong thai kỳ.

- Khi mang thai chị em cần chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân của mình. Nên thay đồ lót thường xuyên để tránh bị viêm nhiễm vùng kín và mắc các bệnh phụ khoa.

Trên đây là tất tần tật những chia sẻ kinh nghiệm mang thai lần đầu, hy vọng qua bài chia sẻ này, các chị em lần đầu mang thai sẽ có những lưu ý hơn về chế độ ăn uống và sinh hoạt, để giúp bé khỏe và phát triển toàn diện từ trong bụng mẹ và bản thân mẹ cũng khỏe đẹp hơn trong quá trình mang thai nhé!

Cây hoa bông tuyết và các lưu ý khi trồng tại nhà!

Hoa bông tuyết - nhỏ xinh mang sắc màu tươi mới, luôn là một trong những loại hoa được nhiều gia chủ và dân chơi hoa yêu thích nhất!

TIN MỚI NHẤT