Tại sao mẹ bầu lại dễ bị ho trong 3 tháng đầu thai kỳ? Làm thế nào để điều trị dứt điểm triệu chứng này? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho những thắc mắc trên.
- Mẹ bầu cần cảnh giác với hiện tượng đau bụng trên khi mang thai
- Mẹ bầu xinh như Hoa hậu: "Vợ chồng tôi nhất quyết kiêng "chuyện ấy" suốt 3 tháng đầu"
Mệt mỏi, đau nhức, suy nhược cơ thể…là những biểu hiện có thể đoán trước được khi mẹ mang thai, tuy nhiên cảm cúm lại là trường hợp ngoại lệ. Bất luận hệ miễn dịch của mẹ có tốt đến đâu, cảm lạnh vẫn xảy đến ít nhất một lần trước thời điểm sinh con. Và một trong những vấn đề khiến mẹ bầu khó chịu khi bị cảm chính là ho. Vậy làm thế nào để trị ho cho bà bầu nhanh nhất?
TẠI SAO BÀ BẦU DỄ BỊ HO?
Ho và cảm lạnh là những triệu chứng phổ biến hơn với phụ nữ mang thai, vì lúc đó hệ miễn dịch của các mẹ thường hoạt động yếu hơn. Dù nghe có vẻ không hợp lý nhưng thực tế đây là một điều có lợi. Một hệ miễn dịch bị kìm hãm sẽ ngăn ngừa cơ thể của mẹ gây tác động xấu đến bé. Xét về lý thuyết, cơ thể của bé vẫn bị coi là một thực thể ngoài xâm nhập vào cơ thể của mẹ, và trong những điều kiện thông thường, hệ miễn dịch của mẹ vẫn sẽ phản kháng lại với bé.
Mặc dù việc kìm hãm hệ miễn dịch như vậy là có lợi cho sự sống của bé, nó cũng có những hạn chế như khiến cơ thể của mẹ trở nên nhạy cảm với các chứng cảm lạnh, ho và đau họng.
Cảm lạnh thường bị gây ra bởi loại rhinovirus, một chủng loại virus gây bệnh. Có hơn 200 loại virus gây cảm lạnh khác nhau.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC KHIẾN BÀ BẦU BỊ HO
Dù cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất, các chứng ho khan của mẹ vẫn có thể do nhiều nguyên khác:
- Các mẹ bầu bị hay bị dị ứng cũng có thể bị ho, do những thành phần gây kích thích trong không khí có thể làm vấn đề hô hấp của các mẹ trở nên trầm trọng hơn.
- Co thắt phế quản cũng là nguyên dẫn đến những phản ứng quá khích ở vùng cơ phế quản. Nó thường xảy ra khi mẹ bị kích ứng với thực phẩm hay vết cắn côn trùng.
- Ở một số trường hợp hiếm gặp hơn hoặc nghiêm trọng hơn, ho nhiều còn là dấu hiệu của chứng nghẽn mạch phổi. Ở những trường hợp này, các cơn ho thường đi kèm với việc thổ huyết và tức ngực. Chứng nghẽn mạch phổi thường xảy ra do phần động mạch bị tắc nghẽn.
BÀ BẦU BỊ HO CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BÉ KHÔNG?
Tin tốt là nếu mẹ bầu bị do cảm lạnh thường khá vô hại với các bé. Khi ho, mẹ sẽ tạo một sự dao động nhẹ lên bụng, làm bé được cựa quậy chút ít nhưng cũng không gây vấn đề gì lớn.
Dù ho không gây ảnh hưởng gì đến bé, nó lại có thể khiến các mẹ khó ngủ. Ngủ ngon khi mang thai đã khó khăn, bị những cơn ho hành hạ càng khiến các mẹ mệt mỏi hơn. Bên cạnh các vấn đề về giấc ngủ, cơn ho còn khiến các mẹ dễ bị són tiểu vì mỗi lần ho sẽ gây sức ép lên bàng quang.
CÁCH TRỊ HO CHO BÀ BẦU
Cho dù ho không gây nên quá nhiều vấn đề nhưng mẹ bầu vẫn cần trị dứt điểm sớm. Với những cơn đau nhức, mệt mỏi và mất ngủ mà mẹ đã trải qua, ho nhiều chỉ làm tình hình xấu thêm. Dưới đây là một cố cách trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu đơn giản, hiệu quả.
Uống thuốc trị ho
Cách đơn giản nhất để trị ho hay cảm lạnh là đến ngay bệnh viện để được bác sĩ khám và kê đơn phù hợp. Mẹ đừng quá lo lắng chuyện dùng thuốc tây do nhiều thuốc ho dạng uống hoặc nhỏ đã được chứng minh an toàn cho phụ nữ mang thai và em bé trong bụng.
Dành tối đa thời gian thư giãn
Vốn đã quá sức vì mang thai, giờ cơ thể của mẹ lại phải gánh thêm những cơn cảm cúm nên chắc chắn sẽ chẳng dễ chịu chút nào. Vì thế hãy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể nếu mẹ muốn dứt điểm cơn ho càng nhanh càng tốt.
Dù thư giãn cơ thể không hẳn là cách tốt nhất, nó vẫn cho phép cơ thể mẹ dành toàn bộ năng lượng cho việc đẩy nhanh tiến trình chữa bệnh.
Ăn uống đủ chất
Nhiều mẹ bầu cho biết cảm lạnh và ho khiến các mẹ mất đi khẩu vị khi ăn. Tuy nhiên, ăn nhiều và ăn đủ chất là rất quan trọng để bổ sung năng lượng và cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu để điều trị bệnh.
Bổ sung kẽm và vitamin C
Thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch, đẩy lui các chứng ho cảm. Cam, quýt và nho là những nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một số thực phẩm khác cũng chứa nhiều vitamin C bao gồm dâu tây, quả kiwi, cà chua, đu đủ, ớt chuông, rau bina, và xoài.
Kẽm cũng là một dưỡng chất kích thích miễn dịch khác, và nó là thứ mà hầu hết các chế độ ăn hàng ngày cần phải có. Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa chua, cháo bột yến mạch, và mầm lúa mì.
Uống nhiều nước
Hầu hết những nguyên nhân dẫn đến ho và hắt hơi đều do cơ thể mẹ thiếu nước hơn mức bình thường. Hãy đảm bảo cơ thể mẹ thường xuyên có đủ nước. Dùng các đồ uống ấm là cách tốt nhất để vừa bù nước, vừa giúp cơ thể các mẹ trở nên thoải mái.
Ho là triệu chứng thường gặp khi mang thai và chúng thường không phải là thứ đáng để bận tâm. Nhưng nếu có lo ngại về triệu chứng của mình hoặc cảm thấy nó có dấu hiệu xấu đi, các mẹ nên đi gặp bác sĩ ngay lập tức.