Phần lớn khi mang thai, mẹ bầu thường gặp rất nhiều triệu chứng khó chịu. Tưởng chừng như chúng vô hại nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ nên tìm hiểu cụ thể các triệu chứng phổ biến thường gặp nhất trong thai kỳ để có cách khắc phụ hiệu quả.
Dưới đây là các triệu chứng phổ biến thường gặp nhất trong thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý:
Buồn nôn, nôn
Đây là triệu chứng phổ biến thường gặp nhất trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên. Triệu chứng này xuất hiện là do, sự thay đổi nội tiết thai kỳ và giảm đường huyết. Nên trong 3 tháng đầu, mẹ bầu thường không ăn được gì nhiều do các cơn ốm nghén hành hạ.
Đau đầu
Triệu trứng này không nghiêm trọng lắm, mẹ có thể dùng paracetamol 500mg uống hai viên/ngày chia làm 2 lần là hết. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì trước khi uống thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, uống nhiều nước trái cây và Massage đầu cũng là phương pháp giúp thư giãn các cơ thần kinh, làm dịu những cơn đau đầu hiệu quả cho mẹ bầu.
Lượng nước bọt tăng tiết nhiều hơn
Những người ốm nghén nhiều thường tăng tiết nước bọt. Lúc này, bệnh sâu răng, nhiễm trùng miệng có cơ hội để tấn công. Vì thế, mẹ bầu cần chải răng và dùng nước súc miệng để vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời, chia nhỏ các bữa ăn, uống nhiều nước, nhai kẹo cao su không đường giúp dễ nuốt nước bọt hơn.
Căng tức ngực
Kích thước vòng 1 to lên, hơi tức đây là một trong những triệu trứng phổ biến thường gặp nhất trong thai kỳ. Tuy nhiên, có một số chị em cũng gặp tình trạng này trước mỗi kì kinh nguyệt. Để làm giảm tình trạng này bạn hãy massage ngực thường xuyên nhé!
Phù chân
Nếu thấy cả tay và mặt cũng phù lên thì đây có thể là dấu hiệu của căn bệnh tiền sản giật, cần đi khám ngay, để có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu chỉ phù chân bình thường, thì các mẹ chỉ cần nằm nghỉ, gác chân cao, ăn uống tốt, uống nước nhiều, giúp cơ thể thoái mái, đừng ăn quá mặn thì hiện tượng này sẽ giảm nhanh chóng.
Giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chân có thể chỉ ở mức độ nhẹ là nổi gân xanh, cũng có thể làm mẹ bầu đau. Để hạn chế tình trạng này thì các mẹ cần tránh nâng vật nặng, thỉnh thoảng nằm xuống cho chân được nghỉ. Nếu tính chất công việc phải đứng lâu thì hãy đứng một chân và thả lỏng một chân, chân nghỉ đặt cao hơn, thỉnh thoảng đổi chân. Đồng thời mặc quần áo rộng rãi, tập thể dục thường xuyên để chống giãn tĩnh mạch.
Khó tiêu, bụng đầy hơi
Khi mang thai hệ tiêu hóa của mẹ thường kém. Các thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hoa quả sẽ là thực phẩm lý tưởng dành cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, mẹ nên ăn chậm, nhai kỹ để tốt cho hệ tiêu hóa.
Táo bón
Trong quá trình mang thai sẽ sản sinh ra nhiều hormone progesterone hơn, khiến thức ăn được duy trì lâu hơn ở hệ tiêu hóa. Hơn nữa, ruột thẳng cũng chịu nhiều áp lực hơn vì thai nhi ngày một lớn dần, chiếm hết khoảng trống của đường ruột. Do vậy, chất thải khó đi qua được đường ruột để ra ngoài, dễ dẫn đến tình trạng táo bón. Táo bón lâu ngày sẽ gây nên bệnh trĩ.
Khó ngủ
Em bé trong bụng mẹ ngày càng lớn dần, có hoạt động sống, đạp bụng, khiến mẹ khó ngủ. Vì thế, mẹ nên tập thể dục, hoạt động nhiều vào ban ngày. Buổi tối để tâm trí được nghỉ ngơi, đừng lo lắng, lựa chọn một tư thế ngủ thích hợp, để dễ ngủ hơn.
Đi tiểu nhiều hơn
Mẹ bầu thường đi tiểu nhiều hơn khi mang thai do hormone thai kỳ và lưu lượng máu nhiều hơn bình thường. Hơn nữa vào những tháng đầu thai kỳ, tử cung to ra chèn vào bàng quang, đẩy bàng quang lên phía trên cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều lần.
Tăng tiết dịch âm đạo
Khi mang thai, do ảnh hưởng của nội tiết tố, dịch âm đạo sẽ tiết nhiều hơn bình thường. Nếu dịch âm đạo có mùi hôi, màu vàng, hồng, nâu thì mẹ nên đi khám ngay vì có thể bị nhiễm khuẩn sinh dục.
Ngoài ra, hoa mắt chóng mặt, chuột rút, đau lưng... cũng là những triệu trứng phổ biến thường gặp nhất trong thai kỳ. Hiện nay, việc nắm bắt được những triệu chứng này sẽ giúp các mẹ có phương pháp phòng tránh và cải thiện hiệu quả để bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình và đảm bảo quá trình phát triển của thai nhi diễn ra bình thường.