Bầu bí chán ăn, nửa đêm Khánh Thi được Phan Hiển 'chiều' ăn mì tôm liền thốt lên 'chân ái' mẹ bầu đây rồi và lời khuyên bất ngờ đến từ chuyên gia

Mẹ bầu 21/06/2023 00:57

Giữa đêm Khánh Thi được chồng trổ tài nấu mì tôm, dù quả thực không tốt cho mẹ và con nhưng đúng là 'chân ái' khiến bầu bí thỏa cơm thèm trong những ngày thai kỳ kiêng cữ đủ món ăn.

Ai cũng biết đang trong thai kỳ các mẹ bầu thường gặp phải tình trạng ốm nghén và phải kiêng cữ rất nhiều thứ, tréo ngoe là các mẹ bầu chỉ thèm những đồ ăn vặt nghèo dinh dưỡng. Khánh Thi nhà Phan Hiển cũng gặp trường hợp tương tự như vậy.

Mì tôm chính là một trong những món phụ nữ nên tránh nhất trong những ngày đầu thai kỳ vì không tốt cho cả mẹ và con. Đặc biệt nước ta đang vào mùa nắng nóng nên các bà bầu chỉ thèm các món như mì tôm, dưa muối, cà muối,...

Những người mẹ đang mang thai cũng hiểu tác hại của các món ăn nghèo dinh dưỡng. Nhưng với Khánh Thi thì sau khi đã nhịn tất cả các món ăn vặt thì quả thật một bát mì trứng giữa đêm đúng là thỏa cơm thèm bấy lâu nay. Tuy vậy Khánh Thi chưa kịp thưởng thức bữa ăn thì con cả đã thưởng thức sạch bách khiến mẹ bầu tiếc hùi hụi.

Nhiều mẹ bầu cũng chia sẻ những tháng đầu thai kì cực kì thèm mì tôm giống như bị nghén mì tôm đến mức nằm mơ cũng thấy đang ăn mì tôm.

Bà bầu có được ăn mì tôm không?

Mỳ tôm là một loại thực phẩm vừa thơm ngon lại tiện lợi, vì thế được nhiều người ưa thích. Và người hay thèm ăn như bà bầu cũng vậy, cũng sẽ bị hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon của món ăn này. Tuy nhiên, liệu rằng bà bầu ăn mì tôm được không?

Qua việc phân tích các thành phần có trong mì tôm, chúng ta có thể thấy rằng đa số chúng là các thành phần có hại, nghèo dinh dưỡng, thiếu các loại dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thơi, dinh dưỡng là điều cần thiết cho bất kỳ thai phụ nào khi mang thai. 

Bầu bí chán ăn, nửa đêm Khánh Thi được Phan Hiển 'chiều' ăn mì tôm liền thốt lên  'chân ái' mẹ bầu đây rồi và lời khuyên bất ngờ đến từ chuyên gia - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, nếu ăn một vài gói cho đỡ cơn thèm thì vẫn được chứ không nên ăn lâu dài. Các mẹ bầu có thể thay thế mì ăn liền bằng các món ăn tươi, sạch, nhiều dinh dưỡng. Đặc biệt, không nên ăn mì tôm để thay thế bữa ăn chính.

Ngoài ra, nếu như cơn thèm mì tôm cứ thường trực, mẹ có thể tham khảo một số cách để cải thiện cơn thèm ăn này. Chẳng hạn như ăn nhiều hoa quả và rau củ, các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, hoặc tự làm mì tôm tại nhà,...

Những thành phần có hại cho sức khỏe trong mì tôm

Để có thể biết được bà bầu ăn mì tôm được không thì việc phân tích các thành phần trong nó là điều rất quan trọng. Cụ thể, sau đây là những thành phần gây hại đến sức khoẻ mà bà bầu cần tránh xa:

Bột mì tinh chế

Thông thường, tinh chế là chỉ những thực phẩm được loại bỏ các tạp chất để được hỗn hợp tinh khiết. Nghe thì có vẻ tốt, tuy nhiên trong quá trình này các chất dinh dưỡng cũng bị loại bỏ theo. Vì thế, thành phần chính của mì tôm là bột mì tinh chế nên khi ăn chúng ta chỉ có cảm giác no chứ nó không hề mang lại lợi ích gì.

Bầu bí chán ăn, nửa đêm Khánh Thi được Phan Hiển 'chiều' ăn mì tôm liền thốt lên  'chân ái' mẹ bầu đây rồi và lời khuyên bất ngờ đến từ chuyên gia - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Muối

Muối là một gia vị thường gặp và chắc hẳn bất kỳ ai cũng sử dụng trong việc chế biến thức ăn. Nếu một món ăn mà không có muối thì rất tẻ nhạt, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều muối cũng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bà bầu. Được biết, trong 100g mì tôm thì có tới 2.5g muối. Điều này có thể gây ra tình trạng cao huyết áp thai kỳ.

Chất bảo quản

Thường thì một gói mì tôm thường có hạn sử dụng từ 3 - 6 tháng. Để đạt được điều này, các nhà sản xuất bắt buộc phải sử dụng đến chất bảo quản. Đây là chất hoá học có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của chúng ta. Ngoài chất bảo quản, trong gói mì còn có hương liệu tổng hợp, chất tạo màu,...

Bầu bí chán ăn, nửa đêm Khánh Thi được Phan Hiển 'chiều' ăn mì tôm liền thốt lên  'chân ái' mẹ bầu đây rồi và lời khuyên bất ngờ đến từ chuyên gia - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Bột ngọt

Có thể nói, để làm cho hương vị món ăn thêm phần trọn vẹn thì không thể thiếu được bột ngọt. Ngoài ra, nó còn được biết đến với vai trò bảo quản thực phẩm, giữ cho hạn sử dụng của đồ ăn lâu hơn trong đó có mì tôm. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều bột ngọt trong thời gian ngắn, cơ thể không đào thải ra hết được sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì thế, không chỉ là ăn mì tôm mà tất cả các món ăn khác mẹ bầu đều nên chú ý hơn về thành phần này.

Chất béo chuyển hóa 

Hầu hết các thực phẩm ăn liền như mì tôm đều có chứa chất béo chuyển hóa. Có thể nhận thấy hàm lượng chất này chiếm phần lớn trong bảng thành phần ở mỗi gói mì tôm. Những chất béo này có hại đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, nên hạn chế ăn mì tôm mẹ nhé.

Bầu bí chán ăn, nửa đêm Khánh Thi được Phan Hiển 'chiều' ăn mì tôm liền thốt lên  'chân ái' mẹ bầu đây rồi và lời khuyên bất ngờ đến từ chuyên gia - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Tertiary Butylhydroquinone

Tertiary Butylhydroquinone được viết tắt là TBHQ, đây là một chất có hại và là dẫn xuất của dầu mỏ, có chức năng chính là bảo quản thực phẩm trong thời gian dài, thường được dùng trong sản xuất mì ăn liền. Ngoài ra, hợp chất này cũng được ứng dụng vào sản xuất thuốc trừ sâu, ngành sơn dầu và cả mỹ phẩm. Chất này không gây hại đến sức khỏe nếu ăn một lượng nhỏ nhưng nếu bạn ăn trong thời gian dài có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.

Các cách chế biến mì tôm an toàn

Thỉnh thoảng, mẹ bầu có thể đổi món bằng việc ăn mì tôm, nhưng mẹ nên nhớ áp dụng 4 cách chế biến mì tôm dưới đây để đảm bảo an toàn nhất cho thai kỳ.

Luộc (trần) mì trước khi ăn

Thông thường, cách pha mì tôm là bỏ nước sôi trực tiếp vào mì, chờ 2 – 3 phút mì chín sau đó cho gói gia vị là đã có thể ăn.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần thực hiện thêm một bước, đó là luộc (trần) mì sau đó mới đổ nước sôi vào, cho gia vị rồi thưởng thức. Việc luộc (trần) qua một lần nước này giúp loại bỏ bớt muối, chất bảo quản, phụ gia… có trong mì tôm, từ đó giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe.

Bầu ăn mì tôm sống được không? Đáp án là không, mẹ bầu không nên ăn mì tôm sống hoặc bất cứ thực phẩm nào mà chưa được nấu chín kỹ để đảm bảo sức khỏe, tránh nhiễm khuẩn.

Bầu bí chán ăn, nửa đêm Khánh Thi được Phan Hiển 'chiều' ăn mì tôm liền thốt lên  'chân ái' mẹ bầu đây rồi và lời khuyên bất ngờ đến từ chuyên gia - Ảnh 5
Ảnh minh họa: Internet

Thay thế bằng gia vị an toàn

Gói gia vị và dầu mỡ của mì tôm góp phần tạo nên vị thơm ngon, nhưng chúng không hề an toàn như mẹ tưởng. Vậy nên để đảm bảo an toàn, hãy thay thế gia vị của gói mì bằng gia vị an toàn, được kiểm định chất lượng.

Kết hợp với những thực phẩm dinh dưỡng khác

Mẹ bầu không nên ăn mì tôm “không người lái” mà nên kết hợp với những thực phẩm bổ dưỡng khác như các loại hải sản (tôm, cua, cá…), rau xanh, thịt gà, thịt bò, trứng… để cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho thai kỳ.

Bầu bí chán ăn, nửa đêm Khánh Thi được Phan Hiển 'chiều' ăn mì tôm liền thốt lên  'chân ái' mẹ bầu đây rồi và lời khuyên bất ngờ đến từ chuyên gia - Ảnh 6
Ảnh minh họa: Internet

Cải biên nước nấu mì

Nhiều mẹ có thói quen hoặc sở thích húp nước mì tôm, tuy nhiên khuyên mẹ không nên bởi việc này hầu như không cung cấp dinh dưỡng cho mẹ bầu, thậm chí còn khiến mẹ bị căng bụng, khó tiêu. Thay vào đó, hãy nấu mì các loại canh rau, nước hầm xương, canh cá… giàu dinh dưỡng.

Cuối cùng, chúng tôi khuyên mẹ bầu chỉ nên coi mì tôm là một trong những món ăn phụ chống ngán, đừng coi mì tôm là tất cả và ăn quá nhiều. Thay vào đó, hãy xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, kết hợp đa dạng các nhóm thực phẩm và bổ sung vitamin bầu tổng hợp, sữa bầu…

Muốn giảm cân bằng trứng cần lựa ngay khung giờ vàng này để ăn, vừa đánh bay mỡ thừa cực tốt lại giúp trẻ khỏe dài lâu

Trứng phù hợp để ăn mọi thời điểm nhưng nếu bạn biết 3 'khung giờ hoàng đạo' này thì tác dụng của trứng sẽ còn tăng gấp bội.

TIN MỚI NHẤT