Nếu phát hiện 1 trong 13 dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu phải kịp thời điều chỉnh thân nhiệt hợp lý nếu không muốn bé phải “sốt hâm hấp” trong bụng mẹ.
- Đừng chỉ lo ăn uống, thuốc thang, mẹ đang mong con hãy tập ngay những động tác yoga này!
- Cách nấu canh gà hạt sen bổ dưỡng, an thai, cải thiện giấc ngủ cho bà bầu
Nóng trong người là một trong những vấn đề phiền toái với các mẹ khi mang thai. Không phải vô cớ mà các mẹ bầu thường được khuyên tránh xa các bồn nước nóng. Thực tế, nóng trong người có hại cho bé đến mức nó không chỉ tăng nguy cơ cho các vấn đề về thai nhi, mà thậm chí còn gây sảy thai. Vì thế, hãy đảm bảo thân nhiệt của mẹ đừng vượt quá mức 36.5 độ C. Nếu chưa thể nắm được khi nào nhiệt độ cơ thể của mẹ tăng dẫn đến thân nhiệt của bé tăng theo, dưới đây là một số dấu hiệu giúp mẹ dễ dàng nhận biết.
1. Nổi rôm
Đừng phớt lờ những vết mẩn đỏ do dị ứng trên bụng, ngực, và lưng của mẹ khi mang bầu. Chúng có thể là một dạng rôm sảy, dấu hiệu quan trọng cho thấy mẹ đang nóng trong người.
2. Chảy mồ hôi vùng đầu
Việc ở dưới nắng quá lâu có thể khiến nhiệt độ đầu và cổ của mẹ vượt quá mức độ cho phép. Nếu vùng da đầu và cổ của mẹ bắt đầu đổ nhiều mồ hôi, phải cố hạ nhiệt chúng ngay lập tức.
3. Buồn nôn
Mặc dù nôn nao là một cảm giác bình thường khi mang thai, nhưng nếu mẹ bắt đầu có dấu hiệu thường xuyên nôn mửa (đặc biệt với các mẹ trước đó chưa từng bị buồn nôn), thì nó cũng có thể được coi là một dấu hiệu nóng trong người. Triệu chứng này thường xảy ra do tình trạng thiếu nước.
4. Gặp vấn đề khi giữ thăng bằng
Nếu các mẹ gặp khó khăn khi đứng thẳng hoặc đi theo đường thẳng, đặc biệt trong các giai đoạn sớm của thai kỳ khi vẫn chưa phải gặp áp lực cân nặng từ bé, đó có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị nóng trong người.
5. Da ửng đỏ
Một làn da đỏ rực là dấu hiệu cho thấy thân nhiệt của mẹ đã vượt quá ngưỡng bình thường và thậm chí là dấu hiệu say nắng. Vì thế mẹ cần tránh việc phơi nắng khi mang thai.
6. Thường xuyên khát nước
Đảm bảo đủ nước cho cơ thể là điều rất quan trọng với mẹ bầu vì nó giữ cho bé được mát mẻ ở bên trong. Nóng trong người do thiếu nước có thể được biểu hiện qua các dấu hiệu như thường xuyên khát nước, nẻ môi, khô miệng và một số dấu hiệu khác.
7. Buồn ngủ hơn bình thường
Nếu mẹ vẫn cảm thấy uể oải hay mệt mỏi kể cả khi đã ngủ đủ 7 tiếng, hãy kiểm tra thân nhiệt xem nó có cao hơn mức bình thường hay không. Nếu có, các mẹ cần phải được giải nhiệt cho cơ thể.
8. Tim đập nhanh
Tim của mẹ sẽ đập nhanh hơn khi mang thai, nhưng nếu nhịp tim nhanh hơn mức bình thường (kể cả khi mẹ không hoạt động thể chất nhiều), nó có thể được coi như một dấu hiệu nóng trong người.
9. Cơ thể ấm lên
Nếu cơ thể của mẹ ngày càng nóng lên, thậm chí không toát mồ hôi, rất có thể các mẹ đã bị cảm cúm hoặc bị sốt cao.
10. Nóng phần da
Cũng giống như việc cơ thể ấm lên, da nóng bất thường cũng có thể bị gây ra bởi nóng trong người. Trong bối cảnh đấy, các mẹ nên tìm cách hạ nhiệt cơ thể ngay lập tức.
11. Cảm giác lười biếng
Nếu cảm thấy chây ì kinh khủng khi làm mọi thứ và lúc nào cũng trong trạng thái lơ mơ, có thể các mẹ cũng đang bị nóng trong người. Lúc này các mẹ nên uống một cốc nước lạnh hoặc ngồi phòng điều hòa để xua tan cơn nóng.
12. Khó thở
Cảm thấy ngột ngạt đôi chút là một điều bình thường, nhưng việc cảm thấy quá khó khăn trong việc hít thở thì là điều đáng phải lo đấy. Hãy áp dụng những phương pháp hạ nhiệt và các bài tập điều hòa nhịp thở khi điều này xảy ra nhé.
13. Chóng mặt
Cảm giác choáng váng không còn là một triệu chứng ngoại lệ nếu nó xảy ra trong thời điểm các mẹ mang thai. Đây cũng có thể là một dấu hiệu của chứng nóng trong người, đặc biệt với các mẹ sống ở vùng có khí hậu nóng. Nó thường đi kèm với việc đổ nhiều mồ hôi và cảm giác bồn chồn.
Nếu muốn đảm bảo sức khỏe tuyệt đối cho cả mẹ và bé, các mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến các triệu chứng trên. Hãy chủ động lên lịch hẹn với bác sĩ nếu các mẹ gặp phải dù chỉ một trong các triệu chứng trên, bởi phòng bệnh còn hơn chữa bệnh.