Bà bầu 3 tháng đầu được khuyên nên kiêng ngải cứu tránh sảy thai. Vậy, sau sinh bà đẻ ăn ngải cứu được không, ăn như thế nào thì tốt?
- Cả ngày yên ắng nhưng cứ đêm đến là thai nhi "luyện võ công", vì sao lại vậy?
- Chỉ 1 ngày sau khi sinh, cơ thể mẹ có hàng loạt thay đổi ít ai ngờ
Sau sinh có nên ăn ngải cứu không, ăn như thế nào thì tốt?
Ngải cứu chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể, trị nội thương, đặc trị giun sán, bụng yếu, giúp điều hoà kinh nguyệt, còn có thể dùng để băng bó vết thương, trật khớp… Tinh dầu ngải cứu có tính kháng khuẩn rất cao.
Phụ nữ sau sinh nên ăn ngải cứu cùng với 1- 2 quả trứng/ngày, dùng khi còn nóng hổi sẽ rất tốt. Ngoài ra lá ngải cứu còn có thể giúp chị em làm đẹp da, giảm mỡ bụng cực hiệu quả. Do đó, sau sinh bà đẻ có thể ăn ngải cứu tuy nhiên chỉ nên ăn với số lượng phù hợp.
Tác dụng của rau ngải cứu đối với sức khỏe
Rau ngải cứu có mùi nồng, vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu từ xưa được coi là một dược liệu quý dùng chữa được nhiều bệnh, và còn là món ăn tốt cho sức khoẻ.
Rau ngải cứu có tác dụng đối với sức khỏe như sau:
- Điều trị cơ thể suy nhược.
- Điều hòa kinh nguyệt.
- Cầm máu.
- Giúp vết thương mau lành.
- Trị mụn nhọt.
- Trị cảm cúm, ho, viêm họng, đau đầu, đau dây thần kinh.
- Giúp làm sạch và bổ sung độ ẩm cho da.
Tác dụng của ngải cứu đối với bà đẻ
Bồi bổ sức khỏe
Đối với người vừa mới ốm dậy, người già, phụ nữ sau sinh ăn ngải cứu rất tốt, đặc biệt là món trứng rán ngải cứu, tuy nhiên, chỉ nên ăn 1 tuần 3 quả trứng là hợp lý. Những người mắc các chứng bệnh như xơ vữa động mạch vành, sỏi thận…. thì nên hạn chế tối đa việc dùng nhiều trứng.
Ngoài ra đối với những người bị suy nhược cơ thể, kém ăn, lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Điều hòa kinh nguyệt
Ngải cứu có tác dụng quan trọng trong việc điều trị kinh nguyệt với các biểu hiện như: kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt nhiều, đau bụng kinh. Có thể sắc ngải cứu với nước để uống hàng ngày, áp dụng cho khoảng thời gian 1 tuần trước khi có kinh, thực hiện phương pháp này hàng ngày với liều lượng 3 lần uống trong ngày, trọng lượng từ 6-12g để kinh nguyệt ổn định, giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Giảm béo
Lá ngải cứu có chứa chất giúp phân giải chất béo rất tốt, giảm cholesterol xấu ra khỏi cơ thể nhanh, tinh dầu trong lá ngải cứu còn có tác dụng kích thích đổ mồ hôi nhanh, hỗ trợ giảm béo hiệu quả. Do đó, bà đẻ sau sinh ăn lá ngải cứu sẽ giảm bớt được mỡ thừa. Các mẹ có thể đun thành nước rồi uống, sẽ góp phần cải thiện thân hình, vóc dáng rất đáng kể. Nhưng không vì thế mà uống quá nhiều, nên dùng một lượng phù hợp mỗi ngày.
Làm đẹp
Dùng lá ngải cứu đun sôi cho nhừ sau đó lọc lấy nước rồi thoa lên bề mặt sẽ giúp da trở nên mịn màng, không khô mà cũng không bị bóng dầu. Vì thế sau sinh, bà đẻ nên dùng ngải cứu để làm đẹp rất hiệu quả.
Nhuận tràng
Ngải cứu được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Tuy nhiên do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu.
Ăn ngải cứu cần lưu ý
Ngải cứu là một thực phẩm, dược liệu quý. Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn lá ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria) rất nguy hiểm tới tính mạng.
Bà bầu chỉ nên ăn ngải cứu khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần từ 3-5 ngọn. Nếu bà bầu có cơ địa nhạy cảm, tiền sử sẩy thai hoặc sinh non thì không nên ăn nhiều ngải cứu, đặc biệt trong 3 tháng đầu, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.