Bà bầu bị trĩ có thể gặp phải khó khăn khi sinh con và cả sau khi sinh.
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ gặp phải rất nhiều những vấn đề không mong muốn và một trong số đó chính là căn bệnh trĩ vô cùng nhạy cảm. Vậy bà bầu bị trĩ vì nguyên nhân gì và có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bệnh trĩ và triệu chứng của bệnh
Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Có 2 loại bệnh trĩ: Trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội xảy ra ở bên trong trực tràng, không gây đau nhưng có xu hướng chảy máu. Trĩ ngoại là cục u mềm xung quanh hậu môn, có thể gây ra xuất huyết nhỏ dưới da.
Bà bầu bị trĩ sẽ thuộc 3 độ sau: Trĩ độ một không bao giờ xuất huyết ở hậu môn, triệu chứng duy nhất là xuất huyết sau khi đi vệ sinh. Trĩ độ hai nhô ra khỏi hậu môn thành một chỗ sưng gây khó chịu nhưng tự rút vào, trĩ độ ba ở lại bên ngoài hậu môn và cần phải đẩy vào.
Những triệu chứng bà bầu bị trĩ bao gồm:
- Ngứa, nóng rát ở hậu môn;
- Chảy máu khi đi đại tiện;
- Hậu môn sưng, nổi cục;
- Đau âm ỉ ở bên trong hậu môn khi đi đại tiện;
- Cảm giác khó chịu.
Nguyên nhân bà bầu bị trĩ
Bà bầu bị trĩ thường dễ bị trĩ nhất trong 3 tháng cuối. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ ở phụ nữ trong giai đoạn này là do tiền sử người nhà mắc bệnh trĩ, táo bón, em bé trong bụng có cân nặng lớn.
Tăng lưu lượng máu
Khi mang bầu, cơ thể mẹ sẽ có thêm một lượng máu lớn trong thai kỳ, cân nặng cũng tạo thêm áp lực vào đáy xương chậu và trực tràng, góp phần tạo nên bệnh trĩ. Lượng máu lớn trong quá trình mang thai cũng có thể làm giãn tĩnh mạch, trong đó có cả các tĩnh mạch ở hậu môn khiến khu vực hậu môn trở nên nhạy cảm, sưng và nóng rát.
Táo bón
Ngoài ra, khi mang thai phụ nữ thường hay gặp lo lắng, buồn nôn, ốm nghén, mất cân bằng dinh dưỡng góp phần gây ra chứng táo bón và làm cho tình trạng đi đại tiện khó khăn hơn, đau rát hơn và thậm chí là chảy máu. Mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe của mình và đi gặp bác sĩ, nếu gặp các tình huống sau:
- Đau ở vùng bụng và khu vực hậu môn dai dẳng;
- Các triệu chứng trên không được cải thiện, hoặc tồi tệ hơn sau 7 ngày;
- Rối loạn đường ruột kéo dài hơn 7 ngày.
Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia khoa sản, chị em bầu bí không nên quá chủ quan với căn bệnh này với tâm lý “sống chung với lũ”. Thường nguyên nhân gây trĩ cho chị em là táo bón. Khi đó, phân chứa nhiều chất độc, không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, khi có thai, cơ thể phụ nữ thường giữ lượng nước lớn, cơ nhão ra nhiều. Nếu bị trĩ, khi rặn đẻ có thể làm bệnh nặng thêm, khiến các sản phụ đau đớn và phải đối mặt với nhiều khó khăn sau sinh. Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo, chị em cần hạn chế để xảy ra tình trạng trĩ khi mang thai và nếu bị, cần chữa trị ngay khi mới xuất hiện.
Bà bầu bị trĩ phải làm sao?
May mắn thay, bà bầu bị trĩ chỉ là một căn bệnh tạm thời và có thể được chữa trị nếu phát hiện sớm và khắc phục kịp thời. Mẹ bầu nên chọn những cách chữa trị tự nhiên trước như cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt trước khi sử dụng thuốc.
Một chế độ ăn nhiều chất xơ bao gồm rau xanh, trái cây và ngũ cốc giúp phụ nữ có thai đẩy lùi táo bón hiệu quả, do đó giúp hạn chế tình trạng đi đại tiện khó khăn và tổn thương cơ hậu môn. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng giúp bà bầu bổ sung nước cho cơ thể để các tĩnh mạch cơ thể khỏe mạnh, giúp phòng ngừa bệnh trĩ.
Để điều trị bệnh trĩ dứt điểm bằng thuốc, bà bầu cũng nên ưu tiên dùng các phương pháp thảo mộc tự nhiên thay vì dùng thuốc kê đơn. Dưới đây là một số cách tự nhiên để bà bầu “chiến đấu” với bệnh trĩ trong những tháng cuối của thai kỳ:
- Tắm với nước ấm và ngồi trong bồn tắm có nước ấm vài lần trong ngày, mỗi lần 10 phút.
- Châm cứu để lưu thông mạch máu.
- Dùng dầu cây phỉ để bôi lên vùng hậu môn.
- Dùng cồn thuốc kim sa bôi vào vùng hậu môn.
- Mát-xa vùng hậu môn nhẹ nhàng để giảm cảm giác khó chịu, nóng rát, chú ý không gãi mạnh hoặc làm trầy xước vùng da hậu môn để phòng ngừa viêm nhiễm hậu môn.
Khi có hiện tưởng bệnh chuyển biến nặng như chảy máu hậu hôn hay sa búi trĩ, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh con.