Trong quá trình mang thai, bà bầu không khó bị dị ứng và chúng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Những ngày này dù trời có lạnh đến mấy, mẹ bầu cũng đừng lười uống nước
- 8 loại cá GIÀU OMEGA - 3, mẹ bầu ăn cật lực 3 tháng cuối để thai nhi THÔNG MINH vượt trội
Khi mang thai ở giai đoạn thứ 2 thứ 3 của thai kỳ, mẹ bầu thường gặp tình trạng ngứa khắp cơ thể đơn giản vì tăng cân nhiều, da quá căng và rạn. Ngứa nặng nhất xuất hiện ở vùng bụng, ngực, hông, đùi, nghĩa là những nơi tăng kích thước nhiều nhất trong quá trình mang thai. Nếu ngứa như vậy thì mẹ bầu sẽ không phải lo lắng nhưng vì một lý do khác như mẩn ngứa và nổi mề đay thì mẹ bầu nên cẩn trọng.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị dị ứng
Đôi khi tình trạng ngứa da khi có bầu chỉ đơn giản vì tăng cân nhiều, nhưng cũng nhiều người khổ sở do những nguyên nhân khó đoán khác.
Chị Đinh Hương (phố Biên Hòa, Tp.Phủ Lý, Hà Nam), đang có bầu ở tháng thứ 8, da đã căng rạn quá mức gây mẩn ngứa và nổi mề đay khiến chị rất khó chịu. Chị cố gắng kiềm chế những cơn ngứa như “gãi ghẻ” ở ngực, bụng, cánh tay, mông, đùi… bằng cách bôi thuốc mỡ, nhưng cũng không khá lên.
Thạc sỹ Lê Duy Toàn (Khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết: Nguyên nhân của tình trạng này là căng da và sự đè ép của thai lên tĩnh mạch chủ dưới, gây ứ trệ tuần hoàn chi dưới, sinh phù chân.
Ngoài ra, việc tăng chuyển hóa trong cơ thể gây ra việc tăng tiết mồ hôi và da trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích từ môi trường bên ngoài (thời tiết nóng bức, sự cọ xát của quần áo thô ráp, bệnh ngoài da sẵn có...).
Tuy nhiều bà bầu bị ngứa da do rạn và căng quá mức thì còn do những nguyên nhân khó đoán khác rất đáng lưu ý:
- Thay đổi độ pH vùng âm hộ - âm đạo: Vùng này có độ kiềm cao khi mang thai, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
- Viêm nang lông trong thai kỳ (không do vi trùng): Xuất hiện từ tháng thứ 4 - 9 và gây ngứa ở những vùng có lông như đầu, mặt, nách, bộ phận sinh dục.
- Tắc mật trong gan: Đây là một bệnh gan hiếm gặp xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Thai phụ ngày càng ngứa trầm trọng, kèm theo buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi toàn thân (các triệu chứng sẽ hết sau khi sinh). Bệnh có thể gây sinh non.
Bà bầu bị dị ứng phải làm sao để nhanh khỏi nhất?
Cách 1: Nấu nước lá khế rửa da.
Thực hiện như sau: mỗi lần cần 200g lá khế (loại lá của cây khế chua nhé). Sau khi đa rửa sạch hết lá, lấy tay vò nát lá, nếu có máy xay thì dùng luôn. Cho lá vào nồi, thêm vào 2 lit nước đun cho thật sôi rồi mới cho thêm vào 2 muỗng muối.
Nước vừa đủ nguội, bà bầu vắt thêm vào nửa quả chanh, khuấy đều vào thuốc tắm vừa nấu. Dùng một khăn sợi mềm, sạch thấm nước bôi nhẹ nhàng ở những vết mẩn ngứa trên người. Cần thực hiện ở nơi kín gió nhé. Lúc bôi thuốc xong các mẹ hãy tắm lại một lần nữa bằng nước sạch. Nếu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người thì dùng nước tắm luôn cũng được Cứ dùng nước lá này tắm đến khi không còn bị ngứa mới thôi.
Cách 2: Chà xát trực tiếp lá khế lên da.
Ước chứng lượng lá khế cần dùng. Nếu bị ít thì chỉ cần một lám lá khế là đủ. Nên tìm chọn những lá khế không bị dính thuốc thóa học để tránh bị tác động xấu thêm lên vết thương. Trước tiên cần cho lá vào chảo, đảo đều vài lượt cho lá quắt lại. Khi thấy co mùi thơm nhẹ, lá khô thì tắt bếp, chờ đến khi lá còn hơi ấm thì lấy tay vơ lá rồi cọ lên chỗ mẩn ngứa. Một ngày có thể áp dụng vài lần nếu bị ngứa nhiều.
Lưu ý để chữa dị ứng ở bà bầu
Khi không dùng đến nước nóng vì da sẽ càng khô hơn và tình trạng ngứa lại càng có dịp bùng phát nhiều lần trong ngày.
Vừa tắm xong, khi da cần ẩm thì nên bôi kem dưỡng lên những vùng da bị ngứa, khô rát. Tuy nhiên, thai phụ nên tìm loại kem có thành phần tự nhiên càng nhiều càng tốt. Các mẹ có thể tìm đến những loại kem dưỡng da chiết xuất từ bơ, nha đam,..chúng rất tốt trong việc lấy lại độ ẩm cần thiết cho da.
Đào thải bớt những chất độc hại có thể là nguyên nhân gây dị ứng, nổi mẩn ngứa khi mang thai bằng cách uống nhiều nước, ăn rau củ quả nhiều khoáng chất.
Để không làm những tổn thương ở vùng bị nổi mẩn ngứa nghiêm trọng hơn bà bầu cũng nên chú ý đến trang phục. Những chiếc đầm bầu, những bộ quần áo thật rộng và mềm mại là phù hợp nhất. vừa tránh cọ vào da lại “dễ thở” hơn cho thia phụ.
Những chỗ bị ngứa cần được che chắn kĩ lưỡng để những tác nhân xấu như nấm, vi khuẩn, bụi, phấn hoa,… không bám vào được.
Tránh gãi cọ, dùng vật lạ để chà xát vào da giải ngứa. Hành động kích thích này khiến da càng bị kích ứng dữ dội và phát ban, nổi mẩn trầm trọng.
Lúc mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu thường giảm do thay đổi nội tiết. Vì vậy dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, rubella, sốt, mề đay nên các mẹ nhớ cẩn thận phòng và tránh các bệnh truyền nhiễm để có thai kỳ khỏe mạnh nhé.