Dị ứng trong quá trình mang thai là vấn đề phổ biến thường xảy ra ở nhiều mẹ bầu. Đa phần thai phụ đều cảm thấy ngứa lòng bàn tay, bàn chân và đôi lúc bị ngứa toàn thân. Tuy những triệu chứng này thông thường sẽ tự khỏi sau sinh nhưng nếu không có phương pháp chăm sóc phù hợp trong thai kỳ sẽ gây cảm giác khó chịu mẹ bầu. Vậy bà bầu bị dị ứng ngứa phải làm sao? Cùng tìm hiểu nhé.
- Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước – Cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm
- Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có nguy hiểm không?
Những nguyên nhân khiến bà bầu bị dị ứng
Trước khi tìm hiểu về cách chữa trị và tình trạng bà bầu bị dị ứng ngứa phải làm sao khắc phục, điều trị hiệu quả, mẹ bầu cũng nên biết nguyên nhân gây ra hiện tượng này để có thể tìm ra phương pháp chữa phù hợp. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này có thể kể đến:
Do bệnh mề đay hay sẩn ngứa
Một số bà bầu bị dị ứng nổi mẩn ngứa đặc trưng như phát ban màu đỏ, ngứa, nổi thành những mảng sẩn mề đay lan rộng trên vùng bụng. Hiện tượng này được gọi là nổi ngứa sẩn mề đay trong mang thai (PUPPP) hay còn gọi là phát ban đa dạng. PUPPP thường xuất hiện trong khoảng ba tháng cuối thai kỳ hoặc có thể sớm hơn và đôi khi là xuất hiện trong hai tuần đầu tiên sau sinh. Tình trạng bà bầu dị ứng này phổ biến ở phụ nữ khi mang thai song sinh và sinh con so.
Các vết phát ban có thể khiến thai phụ có cảm giác ngứa ran, bắt đầu vùng bụng, xung quanh da bị rạn (nếu có). Thậm chí nốt phát nam có thể lan sang đùi, lưng, mông và hiếm gặp hơn là nổi ở cả tay và chân. Tuy nhiên, điều may mắn là PUPPP này không gây nguy hiểm cho thai phụ hoặc em bé. Nó sẽ thường biến mất trong một vài ngày hoặc một vài tuần sau sinh. Hơn nữa, bệnh bà bầu bị dị ứng nổi mề đay hay mẩn ngứa cũng hiếm khi tái lại trong những lần mang thai tiếp theo.
Dị ứng do mùi hương nhân tạo
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ cũng trở nên nhạy cảm hơn và rất dễ phản ứng với những tác nhân từ bên ngoài. Khi chăm sóc thai phụ, nên hạn chế dùng nước hoa hay nước xả vải thông thường có chứa chất tạo mùi nhân tạo bởi rất dễ dị ứng, da nổi ửng đỏ và mẩn ngứa. Mùi hương nếu quá nồng trong môi trường kín cũng có thể gây cho bà bầu có cảm giác bị choáng váng, chảy nước mắt, chóng mặt và đau họng…
Vì thế, khi dùng sản phẩm có chứa mùi hương nhân tạo hay ở những nơi có mùi hương nồng nặc, thai phụ cần phải lưu ý để có thể tránh những phản ứng tiêu cực của cơ thể. Một vài nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng nước hoa có ảnh hưởng không tốt đến phụ nữ mang thai. Đó là những vấn đề về đường hô hấp, đặc biệt bệnh hen suyễn.
Bà bầu bị dị ứng thức ăn
Không phải chỉ khi mang thai mà cả người bình thường cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này khi cơ thể phản ứng với một vài thành phần có trong thực phẩm. Hệ thống miễn dịch trong cơ thể mỗi chúng ta có thể nhầm lẫn những chất trong thực phẩm chính là tác nhân gây hại, từ đó hình thành nên những kháng thể chống lại những thực phẩm đó, hiện tượng này gọi là: protein miễn dịch IgE. Nếu thực phẩm đó tiếp tục đi tiếp vào cơ thể thì sẽ những phản ứng sinh ra histamin và gây hiện tượng bị dị ứng.
Cũng có nhiều trường hợp thai phụ đã từng có tiền sử bị dị ứng trước lúc mang thai, đến khi mang thai thì khả năng bị bệnh lại càng gia tăng. Có nhiều thực phẩm khiến cho các mẹ bầu bị dị ứng, trong đó có thể kể đến như: hải sản, trứng, sữa, đậu phộng… Một vài người có thể bị dị ứng với một hoặc nhiều thực phẩm. Việc này còn phụ thuộc vào tùy từng cơ địa của mỗi người và các nhà khoa học vẫn chưa có kết luận chính xác.
Bà bầu bị dị ứng thời tiết
Thông thường, khi bước vào những lúc thời tiết có sự thay đổi thất thường chuyển từ nóng sang lạnh hoặc là ngược lại, cơ thể bà bầu thường vẫn chưa có sự thích ứng kịp, từ đó dẫn đến hiện tượng cơ thể bị ngứa, nổi mẩn đỏ, gây khó chịu trong người. Cần lưu ý một số dấu hiệu nhận biết bà bầu bị ngứa dị ứng thời tiết như: một số nốt đỏ và dần những nốt đỏ mẩn này lan ra thành từng mảng rõ rệt. Thông thường, chúng xuất hiện ở lưng, vai hay cánh tay. Các nốt đỏ có kèm theo những triệu chứng ngứa, khó chịu, nên hạn chế gãi khi cảm thấy ngứa tại những vùng như thế. Nếu nặng bà bầu còn có thể cảm thấy khó thở, tụt huyết áp.
Bà bầu bị dị ứng khi mang thai có nguy hiểm?
Liệu hiện tượng bà bầu bị dị ứng có ảnh hưởng gì đến thai nhi không là một trong những câu hỏi mà nhiều người vẫn thường thắc mắc. Chuyện thai phụ cảm thấy ngứa trong giai đoạn thai kỳ không phải là tình trạng hiếm, đặc biệt khi bụng và ngực ngày càng lớn dần lên, lúc này làn da sẽ căng ra. Thêm vào đó, việc thay đổi nội tiết tố trong khi mang bầu cũng có thể là nguyên nhân khiến bà bầu dị ứng.
Vậy bà bầu bị dị ứng ngứa phải làm sao? Một số trường hợp thai phụ cảm thấy lòng bàn tay, bàn chân đỏ và đôi khi ngứa. Sở dĩ có tình trạng này có thể là bởi sự tăng hormone estrogen và hầu hết tình trạng này thường hết ngay sau sinh em bé.
Hoặc cũng có thể những triệu chứng trước đây mà bạn từng gặp phải làm cho bạn ngứa sẽ sẽ càng trở nên ngứa, bùng phát mạnh hơn khi mang thai, chẳng hạn như khô da. Quá trình mang thai cũng là giai đoạn mẹ bầu sẽ thấy sự xuất hiện hay thay đổi tình trạng của một vài bệnh ngoài da. Một vài bệnh khi mới xuất hiện vào giai đoạn đầu khi mang thai có thể làm cho thai phụ bị mẩn ngứa hoặc có hiện tượng ngứa khắp nơi nhưng lại không nổi mẩn. Các triệu chứng bệnh này cũng thường sẽ biến mất sau sinh bé.
Ngoài ra, nếu khả năng thai phụ bị ngứa kèm những tổn thương ngoài da do bị mắc chứng bệnh chàm bội nhiễm hay vảy nến,… Nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vì thế, trong trường hợp này các mẹ bầu cần phải có cách phòng và chữa trị bệnh một cách khoa học hơn.
Cách trị dị ứng ngứa cho bà bầu
Bà bầu bị dị ứng ngứa phải làm sao để khắc phục và phòng tránh hiện tượng này để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ bà mẹ và thai nhi? Bạn có thể áp dụng những phương pháp phòng bệnh tại nhà như
Vệ sinh giường thường xuyên
Việc thường xuyên vệ sinh nhà cửa là chưa đủ bởi phòng ngủ là nơi luôn có bụi bẩn và vi khuẩn bám vào. Vì thế, cần vệ sinh chăn nệm 1 lần/ tuần cũng như lau quét, hút bụi, thay drap, vỏ gối, … để loại bỏ những tác nhân có thể chính là nguyên nhân gây dị ứng.
Hạn chế các hoạt động ngoài trời vào thời điểm giao mùa
Nguyên nhân dẫn đến việc bị dị ứng ở bà bầu cũng có thể là do ảnh hưởng từ phấn hoa. Vì thế, trong giai đoạn mang thai khi hệ miễn dịch của bà bầu suy yếu đi, nếu bị nhiễm phấn hoa sẽ gây triệu chứng dị ứng như nổi ban, sổ mũi.... Đặc biệt, nếu phần phấn hoa được hoà vào không khí sẽ có kèm khí xả diesel, cực nguy hiểm gây ra dị ứng nguyên mạnh.
Tắm rửa sớm và giặt quần áo với nước nóng
Lời khuyên từ các chuyên gia da liễu đó là nên tắm sớm, nhất là khi đi làm về hoặc đi ra ngoài. Vì có thể mẹ bầu khi ra ngoài sẽ tiếp xúc với các tác nhân gây hại cho da như bụi bẩn, phấn hoa, không khí ô nhiễm,... nên cần tắm sạch sẽ để gột rửa chúng đi. Lưu ý để khô mồ hôi rồi hãy tắm và không nên tắm quá lâu.
Chọn quần áo có chất liệu mềm mại
Quần áo mẹ bầu nên được làm từ những chất liệu co giãn tốt, mềm mại để có thể thoải mái vận động cũng như không cọ xát nhiều lên làn da. Hoặc bạn cũng có thể dùng xả vải mềm để ngâm quần áo giúp vải mềm, mịn hơn.
Thường xuyên dùng trà xanh
Trà xanh vốn là loại thực phẩm có công dụng kháng khuẩn rất an toàn đến từ tự nhiên. Ngoài ra, trà xanh cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Hàng ngày, mẹ bầu có thể nấu trà xanh để uống hoặc kết hợp tắm với nước trà xanh, áp dụng cách này vùng da nổi mẩn bởi dị ứng sẽ giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da, làm dịu làn da.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân cũng như giải đáp cho thắc mắc bà bầu bị dị ứng ngứa phải làm sao mà nhiều thai phụ vẫn thường băn khoăn khi gặp tình trạng này. Hi vọng sẽ giúp cho bạn có được những thông tin cũng như biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả hơn.