Chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi, khoai lang là một siêu phẩm dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, với các mẹ bầu, ăn khoai lang có thực sự tốt?
- Khi mang thai, nếu muốn trẻ sinh ra có IQ cao không nên bỏ qua 3 yếu tố này!
- Mẹ bầu nên uống nước dừa như thế nào là tốt nhất cho thai nhi?
Khoai lang là loại thực phẩm đem đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Khoai lang giàu dưỡng chất sau:
Giàu vitamin A
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên bổ sung ít nhất 800 microgam vitamin A mỗi ngày. Mỗi ngày, nếu bà bầu ăn khoảng nửa cốc khoai lang nướng thì sẽ đáp ứng được điều này. Vitamin A là dưỡng chất rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, dưỡng chất này có tác dụng hỗ trợ sự phát triển các cơ quan của thai nhi như tim, phổi, gan, thận…
Giàu chất xơ
Khoai lang có chứa rất nhiều chất xơ, các axit amin, giúp bà bầu giảm nguy cơ bị táo bón. Mỗi ngày, bà bầu cần tiêu thụ khoảng 30g chất xơ và khoảng 1/3 trong số đó có thể được hấp thu từ một chén khoai lang.
Giàu vitamin B6
Vitamin B6 (pyridoxine) là dưỡng chất rất cần thiết cho sự hình thành não bộ và hoạt động của hệ thần kinh ở thai nhi. Một chén khoai lang có thể cung cấp khoảng 1/3 lượng pyridoxine mà cơ thể cần mỗi ngày.
Mangan
Một chén khoai lang có thể cung cấp cho bạn gần một nửa lượng mangan mà cơ thể cần. Mangan là một khoáng chất rất cần thiết giúp phát triển xương và sụn ở thai nhi.
Vitamin C
Theo khuyến cáo, bà bầu nên bổ sung khoảng 90mg vitamin C mỗi ngày. Bà bầu ăn một chén khoai lang sẽ cung cấp được 1/3 trong số đó. Vitamin C có nhiều vai trò khác nhau như thúc đẩy hoạt động của enzyme, hỗ trợ sự tăng trưởng của xương và gân, giúp phát triển da… Ngoài ra, nó cũng có tác dụng tăng tốc độ hấp thu sắt, cần thiết cho sự hình thành các tế bào hồng cầu
Tác dụng của khoai lang cho bà bầu
Phòng ngừa táo bón hiệu quả
Táo bón là triệu chứng khi mang thai khó chịu gây phiền toái rất nhiều cho các mẹ bầu trong suốt 9 tháng “mang nặng”. Khoai lang có một lượng lớn chất xơ, a-xít amin giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhờ vậy giúp nhuận tràng và ngừa táo bón hiệu quả.
Tăng sức đề kháng
Sức đề kháng suy giảm nên trong thời gian mang thai, mẹ bầu rất dễ mắc bệnh liên quan đến sự thay đổi thời tiết, khí hậu, nhất là cảm cúm. Cảm cúm khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Nhờ có lượng vitamin C dồi dào, bà bầu ăn khoai lang có thể giúp phòng ngừa hiệu quả chứng cảm cúm. Hơn nữa, sắt, vitamin D và nhiều dưỡng chất khác trong khoai lang cũng góp phần tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Tuy có vị ngọt tự nhiên, nhưng khoai lang vẫn là lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, bởi lượng đường trong khoai lang không chuyển hóa trực tiếp thành đường trong máu. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Mỹ, ăn một lượng khoai lang vừa phải còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Chống viêm nhiễm
Sức đề kháng giai đoạn mang thai suy giảm nên mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm. Tuy nhiên, vitamin C, B6, beta carotene và mangan trong khoai lang có tác dụng giúp chống viêm nhiễm ở các mô não và mô thần kinh hiệu quả.
Ngăn ngừa bệnh viêm khớp
Tình trạng thiếu hụt canxi xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai khiến mẹ dễ bị viêm khớp. Trong khoai lang có hàm lượng beta cryptoxanthin dồi dào giúp tăng cường xương khớp chắc khoẻ, phòng chống các bệnh viêm nhiễm ở mẹ.
Phòng ngừa ốm nghén
Vitamin B6 vừa đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào máu, vừa có tác dụng ngăn ngừa ốm nghén hiệu quả. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu cần bổ sung 1,9mg vitamin B6 mỗi ngày.
Kiểm soát cân nặng hiệu quả
Nhờ có hàm lượng chất xơ dồi dào, bà bầu ăn khoai lang sẽ cảm thấy no nhanh hơn, từ đó giúp hạn chế lượng thực phẩm nạp vào cơ thể. Tránh tình trạng ăn quá nhiều.
Bà bầu ăn khoai lang tốt cho trí não thai nhi
Ngoài trứng và thịt, khoai lang là một trong số những thực phẩm có nguồn choline dồi dào. Choline đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí não của thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ghi nhớ và học tập. Hơn nữa, tăng cường choline khi mang thai còn giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi.
Lưu ý khi ăn khoai lang
Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu chỉ nên ăn mỗi ngày 1 củ khoai lang. Do hàm lượng vitamin A trong khoai lang khá cao. Trung bình 1 chén khoai lang nấu chín, cả vỏ khoảng 400gr có thể cung cấp khoảng 1.992 mg vitamin A, gấp 3 lần nhu cầu vitamin A hàng ngày của mẹ bầu. Dư thừa vitamin A có thể gây sảy thai, thai chết lưu, dị tật thai nhi…
Nên ăn khoai lang vào buổi trưa bởi vì sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5 giờ mới hấp thụ vào cơ thể, ánh sáng mặt trời lúc buổi chiều có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi này. Khi ăn khoai lang vào bữa trưa, canxi có thể được hấp thụ toàn bộ trước bữa tối, sẽ không ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác khi ăn tối.
Không ăn sống: Màng tinh bột lớp ngoài của khoai lang nếu không được làm chín có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho hệ tiêu hóa: đầy hơi, ợ nóng, buồn.
Không ăn cùng dưa chua, củ cải muối: Hàm lượng protein trong khoai lang nếu kết hợp với thực phẩm có vị chua như củ cải muối sẽ sản sinh a-xít, gây khó chịu cho dạ dày.
Những mẹ bầu không nên ăn khoai lang
Tuy khoai lang được xem là loại củ vàng với nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu, nhưng không phải tất cả các mẹ bầu đều có thể vô tư ăn khoai lang tùy thích. Nếu mẹ thuộc một trong các trường hợp sau, đừng nên ăn khoai lang. Nếu có ăn thì cũng không nên ăn thường xuyên nhé.
Mẹ bầu bị bệnh thận: Trong khoai lang chứa nhiều chất xơ, vitamin A, kali… những mẹ bầu bị bệnh thận ăn nhiều khoai lang sẽ gây ra những tác hại khôn lường như rối loạn nhịp tim, yếu tim… do chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa ra khỏi cơ thể bị hạn chế.
Mẹ bầu bị viêm loét dạ dày: Với những mẹ bầu bị viêm loét dạ dày hay có vấn đề về tiêu hóa, nếu ăn khoai lang sẽ bị đầy hơi, trướng bụng, tăng tiết dịch vị dẫn đến tình trạng ợ chua, nóng ruột, khó chịu…