Khi mang thai lần thứ 2, người mẹ có những sự khác biệt cả về sức khỏe và tinh thần so với sinh con lần đầu tiên.
- Tác dụng tuyệt vời của trứng ngỗng đối với mẹ bầu và em bé, bạn nên biết để bổ sung thế nào cho đúng nhé
- Bà bầu ăn khoai tây cần lưu ý những gì để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
Mang thai lần 2 có thể khiến bạn mệt mỏi hơn
Lần mang thai đầu tiên là khoảng thời gian đặc biệt trong cuộc đời bạn khi nhận được rất nhiều sự nuông chiều từ người bạn đời, bạn bè và gia đình. Nhưng trong lần mang thai thứ 2, bạn đã có trách nhiệm chăm sóc đứa con đầu lòng của mình, điều này có nghĩa bạn có thể không dành nhiều thời gian cho bản thân như trước đây.
Thêm vào đó, cơ thể bạn đang tràn ngập một loại hormone tên progesterone, loại hormone này đang sẵn sàng cho cơ thể bạn tất cả những thay đổi về thể chất của quá trình sinh nở. Tác dụng phụ của hormone này là mệt mỏi, vì vậy bạn có thể cảm thấy kiệt sức hơn trong lần mang thai này.
Cảm nhận được những chuyển động của em bé sớm hơn
Trong lần mang thai thứ hai, bạn có thể cảm nhận được những chuyển động của em bé ngay từ tuần thứ 13 vì bạn đã biết cảm giác của chúng.
Tăng cân nhanh hơn
Mẹ mang thai lần thứ hai có thể tăng cân nhanh hơn, sớm hơn nên cần ăn uống dinh dưỡng và đủ chất thay vì ăn nhiều.
Ốm nghén có thể không có hoặc mạnh hơn rất nhiều
Đối với một số phụ nữ, cơn ốm nghén đáng sợ không bao giờ xuất hiện trong khi với những người khác lại tệ hơn lần đầu tiên.
Căng vú có thể giảm hoặc không còn
Những lần mang thai đầu tiên thường đi kèm với tình trạng căng tức ngực, áo lót trở thành kẻ thù không đội trời chung. Nhưng đối với nhiều phụ nữ, việc mang thai lần hai không mang lại sự nhạy cảm quá mức ở ngực, kích thước ngực không tăng nhiều.
Tiểu khó kiểm soát
Mẹ mang thai lần thứ 2 có các triệu chứng đi vệ sinh xuất hiện sớm hơn và khó kiểm soát hơn nếu thai lớn. Kinh nghiệm cho mẹ đó là tập bài tập kegel giúp tử cung không bị giãn, vùng đáy chậu vững chắc và nhớ tránh mang vác đồ nặng.
Vòng bụng lớn, bụng bầu thấp
Vòng bụng lớn hơn, bụng bầu thấp hơn nguyên nhân do sinh nở lần 1 chưa co loại hoàn toàn khiến cho thành bụng không thể nâng đỡ được tử cung tốt như khi mang thai lần đầu. Do đó, điều này có thể gây ra áp lực và đau ở vùng xương chậu.
Mang thai lần hai có thể bị đau lưng nhiều hơn
Một trong những loại hormone được sản xuất trong cơ thể bạn khi mang thai là relaxin. Công việc của nó là chuẩn bị cho cơ thể bạn chuẩn bị sinh nở bằng cách thả lỏng các cơ và khớp của bạn. Bạn có thể đã cảm thấy đau nhức dai dẳng , đặc biệt là ở lưng trong lần mang thai đầu tiên.
Nhưng trong lần mang thai thứ hai hoặc bất kỳ lần nào sau đó, cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn.
Có kinh nghiệm hơn
Bù lại cho sự thiếu thốn về thời gian tìm hiểu kiến thức thì lần này, mẹ đã có kinh nghiệm hơn trong việc mang thai. Vì vậy, thai kỳ của mẹ phần nào cũng nhẹ nhàng hơn so với lần thứ nhất.
Mẹ bầu sẽ biết được nên ăn thực phẩm nào, nên kiêng thực phẩm nào, dinh dưỡng thế nào là đủ cho hai mẹ con, bổ sung dinh dưỡng trong các tháng của thai kỳ cho thích hợp, biết được lịch khám cần thiết, biết được các điều kiện sinh nở cần thiết, biết được cái gì nên mua cái gì không….
Hoặc đơn giản là một vài hiện tượng trong khi mang thai như khi nào con đạp, khi nào con máy mẹ cũng dễ dàng nhận ra để không quá băn khoăn và lo lắng như lần đầu mang thai.
Vì vậy, thai kỳ của mẹ sẽ bớt áp lực hơn lần thứ nhất mang thai.