Ai cũng muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, nhưng nếu như bạn có các dấu hiệu dưới đây hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay nhé!
- 8 món canh NGON - BỔ, mẹ bầu ăn vào tốt cho SỨC KHỎE, thai nhi THÔNG MINH
- 5 loại bệnh ở thai nhi siêu âm cũng "bó tay" khó có thể phát hiện
Những dấu hiệu thai nhi đang gặp nguy hiểm
Trong khi các triệu chứng như buồn nôn, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi được xem là khá phổ biến và vô hại trong thai kỳ thì 5 dấu hiệu dưới đây lại có vẻ nghiêm trọng hơn. Vì vậy để có thai kỳ an toàn, mẹ hãy gọi điện cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện khám ngay khi nhận thấy 5 dấu hiệu này.
Sưng phù quá nặng
Khi mang bầu, triệu chứng sưng phù ở chân là không thể tránh khỏi nhưng nếu mẹ nhận thấy triệu chứng này xảy ra ở mặt và tay thì cần theo dõi chặt chẽ.
Sưng phù nặng có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật hoặc chứng thiếu máu. Nếu mẹ thấy sưng phù đột ngột ở bàn chân và mắt cá chân thì cũng phải đến khám bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu sớm của chứng tiền sản giật .
Thai nhi ít di chuyển
Người mẹ thường sẽ bắt đầu nhận thấy những chuyển động của thai nhi từ tuần 16-24 thai kỳ tùy từng lần mang thai . Từ tuần 24 trở đi, những chuyển động của em bé ngày càng mạnh mẽ hơn, mặc dù vào ban đêm, bé có thể sẽ ít di chuyển hơn.
Nếu một ngày, bạn nhận thấy những chuyển động này bỗng giảm đi thì đây có thể là dấu hiệu thai nhi đang gặp vấn đề. “Nếu bạn không chắc chắn về những chuyển động của em bé, hãy dành thời gian ngồi hoặc nằm xuống để lắng nghe. Mẹ cũng có thể uống một ly nước lạnh hoặc một ly nước cam để kích thích em bé chuyển động.”, chuyên gia khoa sản của tổ chức Kicks Count nói.
Các chuyên gia cũng khuyên sản phụ những lúc này không nên chỉ nghe nhịp tim thai của bé bởi đôi khi bé vẫn có nhịp tim thai bình thường nhưng chưa chắc đã khỏe.
Đau đột ngột ở tử cung
Nếu cơn đau xuất hiện đột ngột ở tử cung sau đó lan ra quanh bụng, lưng (có thể lan xuống bắp chân); cơn đau kéo dài, tử cung căng cứng,... thì cần lập tức đến bệnh viện; đây có thể là triệu chứng "bong nhau non" rất nguy hiểm với mẹ và bé (có thể gây tử vong).
Sự thay đổi ở ngực
Thông thường khi mang thai, ngực mẹ sẽ thay đổi kích thước, lớn hơn, căng tức và đầu ngực cứng, thâm quầng, nhất là thai kì đầu thường rất nhạy cảm (chạm vào là đau),... Điều này có thể khiến mẹ bầu khó chịu 1 chút và hơi "tốn kém" vì thường xuyên phải thay đổi kích cỡ áo ngực. Tuy nhiên, nếu bất chợt mẹ thấy ngực mình không còn những hiện tượng trên nữa, thậm chí kích cỡ giảm xuống, không còn cảm giác căng tức,... thì cần lập tức đến bệnh viện kiểm tra ngay bởi rất có thể em bé đang gặp nguy hiểm, thai nhi có thể ngưng phát triển hoặc thậm chí chết lưu...
Đi tiểu quá ít
Ở thai kì thứ nhất, sự thay đổi hoóc-mon tác động đến cơ thể khiến bà bầu thường xuyên buồn tiểu và phải đi nhiều lần cả ngày lẫn đêm. Đến thai kì cuối, lúc này em bé lớn lên, tử cung gây áp lực lên bàng quang và cũng khiến mẹ phải đi tiểu liên tục. Điều đó là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu như tần suất đi tiểu giảm đáng kể, mẹ bầu đi tiểu quá ít thì có thể là dấu hiệu của chứng tiểu đường thai kì hoặc bị mất nước trầm trọng. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé nên cần phải đến bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra.
Mẹ tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm
ăng cân trong thời gian mang thai là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm đều không tốt cho sức khỏe của mẹ và con. Cân nặng bất thường đi kèm các triệu chứng phù tay chân, đau đầu, rối loạn thị giác, đây là dấu hiệu của tiền sản giật vô cùng nguy hiểm cho mẹ.
Theo dõi trọng lượng thai nhi trong vòng ba tuần liên tiếp, nếu không tăng cân thì có thể xảy ra rối loạn phát triển đối với thai nhi.
Chiều cao vùng bụng tăng quá nhanh
Nếu diện tích vùng bụng của bạn đột ngột tăng nhanh, có thể mẹ đang mang song thai hoặc gặp các vấn đề bất thường khác. Trong trường hợp này, siêu âm có thể giúp các bác sĩ xác định chẩn đoán chính xác.
Thai máy bất thường
Thai máy có thể cho biết sức khỏe thai nhi. Nếu thai máy bất thường, em bé có thể chuyển động tăng hoặc chậm, có lúc chuyển động tăng lên gấp đôi hoặc giảm còn ½ lần trong vòng 12 giờ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu oxy của thai nhi. Nếu chuyển động của thai nhi biến mất hẳn (sau tháng thứ 5) thì thai nhi có thể đã bị chết lưu.
Đau bụng trong giai đoạn đầu thai kỳ
Nếu thai phụ thấy đau đau dọc vùng bụng dưới, song song theo hai nếp bẹn kèm theo xuất huyết âm đạo thì có thể là nguy cơ dọa sẩy hoặc thai ngoài tử cung.