Mang thai là một trải nghiệm vui vẻ nhưng cũng nhiều lo lắng: Thời gian sinh sẽ như thế nào, kéo dài bao lâu và làm thế nào để biết dấu hiệu chuyển dạ là thật hay giả?… đều là những câu hỏi khiến nhiều mẹ bầu mất ngủ.
- Bà bầu không nên ăn khoai tây chiên
- 4 thực phẩm tốt cho sự tăng cân của trẻ, mẹ đừng quên bổ sung trong thực đơn mỗi ngày
Để giúp các mẹ sắp sinh nhận ra các dấu hiệu chuyển dạ sớm, các nhà nghiên cứu đã chuẩn bị một danh sách 8 dấu hiệu mà các mẹ nên chú ý nhé:
1. Ngừng tăng cân và thậm chí có thể giảm cân nhẹ.
Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ sẽ ngừng tăng cân thêm, một số bà mẹ cũng bị giảm cân nhẹ nhưng đừng lo, điều đó hoàn toàn bình thường, cả mẹ và em bé đều không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào. Em bé vẫn sẽ tiếp tục tăng cân.
2. Những thay đổi về màu sắc và tính nhất quán trong dịch tiết âm đạo.
Trong những ngày cuối cùng dẫn đến chuyển dạ, mẹ có thể thấy tăng tiết dịch âm đạo. Dịch tiết thải trong thời gian này cũng sẽ nhớt hơn bình thường. Chất dịch màu hồng dày này được gọi là máu báo hiệu và là một dấu hiệu báo cho thấy cơn chuyển dạ sắp tới.
3. Mẹ có thể bị chuột rút.
Những cơn co thắt chuyển dạ sớm có cảm giác như bị chuột rút kinh nguyệt mạnh. Mẹ có thể cảm thấy đau ở bụng dưới, lưng dưới hoặc ở cả hai nơi này. Cơn đau này cũng có thể tỏa xuống chân.
4. Các cơn co thắt trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
Nếu các cơn co thắt trở nên thường xuyên hơn và cường độ của chúng có xu hướng tăng dần theo thời gian thì đó là dấu hiệu của cơn chuyển dạ và đó là đến thời điểm gọi bác sỹ hoặc nữ hộ sinh. Co thắt là một dấu hiệu sớm của chuyển dạ, chúng xảy ra do tử cung thắt chặt để chuẩn bị cho thời điểm mẹ đang háo hức chờ đợi: đẩy em bé ra ngoài.
5. Mẹ cảm thấy em bé đang rơi xuống xương chậu.
Điều này là đặc biệt đúng với các mẹ lần đầu tiên mang bầu. Các bà mẹ lần đầu tiên mang bầu có thể cảm thấy em bé rơi xuống xương chậu. Nó thường xảy ra 2 đến 4 tuần trước khi bắt đầu chuyển dạ, hoặc có thể khác. Hãy thông báo cho bác sỹ khi các mẹ thấy cảm giác này. Điều này xảy ra bởi vì em bé đang vào vị trí thoát ra, lý tưởng là đầu xoay xuống thấp.
Ở những lần sinh sau, cảm giác này chỉ xảy ra khi mẹ thực sự chuyển dạ.
6. Đau lưng dưới như muốn chết.
Mẹ có thể cảm thấy đau ở lưng dưới và háng khi chuyển dạ. Điều này là do các cơ chịu trách nhiệm sinh nở đang thay đổi và kéo dài để chuẩn bị cho ngày trọng đại sắp tới.
7. Mẹ muốn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị sẵn sàng đón em bé.
Nhiều bà mẹ bỗng muốn làm điều này khi ngày đang đến gần. Nếu mẹ nào cũng cảm thấy một sự thôi thúc hấp dẫn để dọn dẹp nhà cửa và sắp xếp mọi thứ để chào đón thành viên mới nhất của gia đình, có thể đó là dấu hiệu sắp đến ngày lâm bồn. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ trong những ngày hoặc tuần cuối cùng trước khi sinh. Nếu có những dấu hiệu này, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thêm.
8. Cổ tử cung của mẹ bắt đầu giãn ra.
Khi chuẩn bị sinh con, cổ tử cung bắt đầu giãn ra và mỏng đi vài ngày hoặc vài tuần trước khi sinh nở. Nhưng hãy nhớ rằng mỗi người lại có sự tiến triển khác nhau, vì vậy điều quan trọng các mẹ nên nhớ là phải kiểm tra thường xuyên.
Các mẹ nên làm gì khi bắt đầu chuyển dạ
Tiếp tục thay đổi tư thế: Đi bộ và lắc hông giúp mẹ dễ sinh. Điều quan trọng là duy trì sự chuyển động để em bé có thể tụt xuống và tạo thêm áp lực lên cổ tử cung để giúp nó giãn ra.
Đảm bảo ăn và uống đủ nước: Ăn trước khi bắt đầu chuyển dạ sẽ cung cấp cho mẹ tất cả năng lượng cần để giữ được cảm giác ổn định và mạnh mẽ. Đừng quên mang theo một chai nước đến bệnh viện.
Đừng sốt ruột: Việc chuyển dạ, nhất là lần đầu tiên, có thể là một quá trình lâu dài. Mẹ nên đến bệnh viện khi các cơn co thắt trở nên đều đặn và cứ sau 4-5 phút lại bị lại. Đừng quên túi đồ của mẹ và bé đã được chuẩn bị sẵn.