Nếu biết về 7 bước khi một thai kỳ kết thúc sau đây, các bà bầu có thể chuẩn bị kỹ hơn cho cuộc vượt cạn của mình.
- 10 lời khuyên lỗi thời mà mẹ bỉm sữa nhất định không được làm theo
- Những loại thực phẩm tốt hơn cả thuốc dưỡng thai giúp mẹ khỏe mạnh thai nhi phát triển vượt chuẩn
Trong những ngày cuối cùng của thai kỳ, mẹ nào cũng bồn chồn, lo lắng vì không biết lúc nào sẽ đươc gặp bé. Bạn băn khoăn liệu lúc đó mình đã sẵn sàng hay chưa, hoặc có xảy ra biến chứng nào không. Tuy nhiên, nếu biết về bảy giai đoạn khi kết thúc một thai kỳ sau đây, bạn có thể bình tĩnh hơn để chuẩn bị đón bé chào đời.
1. Xuất hiện chất nhầy
Khi cổ tử cung bắt đầu giãn nở để chuẩn bị cho việc sinh con, nó tiết ra một chất lỏng đặc sệt khá giống đờm. Chất này rất dày, vô cùng dính và có thể mang màu đỏ nhạt vì một số mạch máu bị vỡ. Chất nhầy thường xuất hiện ở tuần thứ 38, 39 của thai. Bạn có thể thấy chúng bám trên quần lót hoặc khi đi vệ sinh với số lượng khá lớn. Nhiều người tin rằng xuất hiện chất nhầy đồng nghĩa với việc em bé sắp chào đời nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Điều này chỉ thể hiện cơ thể bạn đã sẵn sàng. Em bé có thể ra đời sau vài giờ hoặc thậm chí vài ngày.
Dù bạn có thấy chất nhầy xuất hiện hay không thì điều đó cũng hoàn toàn bình thường. Bạn thường chỉ nhận ra khi chúng có màu đỏ sáng như kinh nguyệt.
2. Rách màng thai
Khi điều này diễn ra, bạn sẽ cảm thấy rùng mình. Nếu cơ thể bạn vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng cho việc sinh nở, bác sĩ sẽ tác động đến màng thai bằng cách đưa vài ngón tay vào bên trong và kích thích quanh cổ tử cung. Cơ thể sẽ giải phóng hooc môn prostaglandin và thúc đẩy quá trình sinh nở bắt đầu.
Tuy nhiên, việc rách màng thai chỉ là dấu hiệu an toàn trong trường hợp không có biến chứng bất thường như nhau tiền đạo hay ngôi ngược. Hơn nữa, cũng rất khó để biết chính xác sau đó bao lâu bạn sẽ bắt đầu chuyển dạ.
3. Vỡ ối
“Vỡ” nghe có vẻ đau đớn nhưng thực ra khi vỡ ối, bạn thường không cảm thấy gì ngoài việc quần bị ướt. Thay vì lo lắng về những cơn đau, nhiều bà mẹ lo sẽ vỡ ối giữa chốn công cộng và sẽ thật bối rối nếu điều đó xảy ra. Nhưng trên thực tế, phần lớn ca sinh đều không vỡ ối một cách tự nhiên mà đều ở trong bệnh viện. Đôi khi, các bác sĩ sẽ làm vỡ ối nhân tạo để đẩy nhanh quá trình sinh nở trong trường hợp có biến chứng.
4. Chảy máu
Hiện tượng này dễ bị nhầm lẫn với việc xuất hiện chất nhầy màu đỏ nhạt, nhưng máu có màu sậm hơn và có thể trông hơi ghê. Chất máu sệt này xuất hiện khi cổ tử cung giãn nở, âm đạo kéo căng, tống những chất bên trong ra ngoài. Hiện tượng diễn ra khi quá trình chuyển dạ đã bắt đầu được một vài giờ. Điều này có nghĩa cơ thể mẹ đã sẵn sàng để vượt cạn.
5. Hoàn thiện
Đây là thời điểm đầu em bé bắt đầu xuất hiện ở đường dẫn sinh. Lúc này, cổ tử cung đã giãn nở hoàn toàn. Cơ thể bé sẽ chồi ra thêm mỗi lần bạn rặn và trượt trở vào trong khi bạn ngừng. Lúc này âm đạo có thể không co giãn được hết mức nên đây là một giai đoạn không mấy dễ chịu.
6. Nóng rát như lửa đốt
Tại thời điểm này, bạn sẽ có cảm giác nóng rát như lửa đốt bên trong âm đạo do áp lực của cơ thể bé nén lên. Dù không thoải mái chút nào nhưng đây chính là giây phút bạn cảm nhận trọn vẹn sự vinh quang của việc làm mẹ khi chỉ còn một hai lần đẩy là bé sẽ chính thức chào đời. Sau đó, tất cả áp suất cùng sự đau đớn sẽ giảm dần.
7. Chảy nước âm đạo
Vì vừa gắng sức đẩy một vật thể nặng hơn 3 kg ra khỏi cơ thể mình, đôi khi âm đạo của bạn sẽ chảy nước. Điều này thường xảy ra với người sinh nở lần đầu. Những mũi khâu có thể chữa lành chúng dễ dàng. Dù khá đau đớn nhưng cũng không phải dấu chấm hết cho đời sống tình dục của bạn. Quan trọng hơn, giờ bạn đã bước sang một trang mới của cuộc sống với bộn bề nỗi lo về tã, bỉm sữa, nhưng cũng ngập tràn niềm vui.