Phụ nữ mang thai có nên tập thể dục không là câu hỏi nhiều chị em quan tâm.
- Mang bầu uống thuốc tránh thai khẩn cấp có sao không?
- Mang bầu song thai: Người nhà lo 1, bác sĩ lo 10
Tập thể dục trong thai kỳ an toàn đối với cả mẹ và thai nhi. Thực tế là mẹ nên tập luyện thường xuyên trong giai đoạn này dù trước đó mẹ không có thói quen vận động. Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, tập thể dục khi mang thai giúp giảm tỷ lệ sinh non, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ...
Việc tập thể dục đúng cách rất tốt cho mẹ và bé. Tuy nhiên, có những lầm tưởng về tập thể dục khi mang thai gây không ít lo lắng, phiền toái cho bạn.
Lầm tưởng 1: Tập thể dục là nguy hiểm cho mẹ và em bé
Brooke Cates, Giám đốc điều hành và là người sáng lập ứng dụng thể dục The Bloom Method. cho biết: Cho dù họ mang thai lần đầu hay lần thứ năm mi người đều muốn biết: Nó có an toàn không?” Câu trả lời cho câu hỏi này là có. Cates giải thích rằng thể dục phù hợp khi mang thai không chỉ an toàn mà còn cực kỳ có lợi.
Tất nhiên, có một số trường hợp bác sỹ không khuyến nghị thai phụ nên tập thể dục, Jessie Mundell, huấn luyện viên thể dục trước khi sinh và sau khi sinh cho biết. Nhưng điều này thường chỉ dành cho một số ít người có vấn đề về sức khỏe sinh sản.
Hãy kiểm tra với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu một kế hoạch tập thể dục và đảm bảo cập nhật cho họ về chế độ tập thể dục của bạn trong suốt thai kỳ. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự khó chịu nào, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để đảm bảo rằng bạn có thể tập luyện.
Lầm tưởng 2: Nhịp tim của thai phụ cần duy trì dưới 140/phút.
Trước đây, tập thể dục nhịp điệu được cảnh báo là không tốt cho phụ nữ mang thai. Ngày nay, điều này không còn đúng nữa, hầu hết phụ nữ đều có thể tiếp tục tập luyện khi mang thai mà không gặp khó khăn gì. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ khi bắt đầu tập luyện trong thai kỳ.
Mundell cho biết: “Một quan niệm sai lầm lớn là nhịp tim của bạn không nên vượt quá 140 nhịp mỗi phút khi tập thể dục trong thai kỳ và khuyến nghị đó thực sự đã không được chứng minh trong nhiều thập kỷ nay."
Lầm tưởng 3: Chạy bộ không an toàn trong khi mang thai
Trái với quan niệm của nhiều người rằng phụ nữ mang thai phải nhẹ nhàng, trừ trường hợp sức khoẻ cơ thể không cho phép (như mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, tiền sử sảy thai…) thì những người có sức khoẻ bình thường vẫn có thể và nên chạy bộ nhẹ nhàng miễn là không có biến chứng gì với khớp và dây chằng của bạn trong các lần khám thai.
Tuy nhiên, nếu bạn không quen với việc chạy bộ trước khi có thai thì trong thời gian mang thai bạn không nên thử chạy. Nếu muốn thử chạy bộ, hãy chạy ở mức độ chậm nhất định và từ giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, bạn càng phải cẩn thận hơn khi chạy. Cũng như nhiều hình thức thể dục khác, không nên để cơ thể quá nóng và phải uống nhiều nước để bù lại luợng mồ hôi đã mất.
Lầm tưởng 4: Tiếp tục tập thể dục như trước khi mang thai là không an toàn
Cates cho biết nhiều người tin rằng họ cần ngừng tập thể dục theo cách quen thuộc ngay khi mang thai. Nhưng nếu bạn yêu thích CrossFit, bạn có thể tiếp tục đến phòng tập thể dục của mình và tham gia các bài tập quen thuộc. Chỉ cần sửa đổi các bước di chuyển hoặc điều chỉnh khi cần thiết; bạn thậm chí có thể làm việc với huấn luyện viên của mình để có các lựa chọn thay thế vào lúc này.
Lầm tưởng 5: Không nên thử nghiệm bài tập mới khi mang thai
Mundell cho biết một lầm tưởng khác mà cô nghe được là phụ nữ mang thai không nên bắt đầu bất kỳ hoạt động hoặc bài tập mới nào trong thai kỳ, điều này thường không đúng. “Nếu bạn chưa tập luyện trước khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu vào tháng thứ 3 của thai kỳ,” cô nói.
Tập thể dục là an toàn và được khuyến khích trong một thai kỳ khỏe mạnh bình thường. Nếu bạn đã tập thể dục trước khi mang thai, bạn có thể tiếp tục tập thể dục. Nếu bạn mới bắt đầu một chương trình tập thể dục, hãy nói chuyện với bác sĩ và bắt đầu từ từ.
Tập thể dục một cách an toàn
- Làm ấm và hạ nhiệt sau mỗi lần tập.
- Bắt đầu từ từ.
- Lắng nghe cơ thể của bạn. Đừng cố gắng thúc ép bản thân quá sức.
Ngừng tập thể dục khi nào?
- Khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Không tập thể dục đến mức kiệt sức.
- Nếu bạn bị đau hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngừng tập ngay lập tức nghỉ ngơi và gọi cho bác sĩ nếu những dấu hiệu này không biến mất.
- Giữ một chân trên sàn trong tất cả các bài tập đứng, không vượt quá tầm tay và không thực hiện các động tác nhanh, giật cục. Điều này có thể làm mất thăng bằng của bạn.
- Đừng bao giờ nín thở.
- Các khớp của bạn mềm hơn nên không mở rộng hoặc uốn cong các khớp như gập đầu gối sâu hoặc ngồi xổm sâu. Đừng làm căng cơ.
Theo Huffpost