Việc chăm chỉ đến phòng tập hàng ngày và tuân theo những bài tập phù hợp với thể lực sẽ giúp cơ thể của bạn luôn săn chắc, khoẻ mạnh. Tuy nhiên, một số tư thế khi tập luyện mà bạn thường hay mắc phải vô tình sẽ làm hỏng dáng và gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ về sau.
- ‘Đánh bay’ mỡ bụng, cân nặng giảm cấp tốc chỉ với những bài tập cực đơn giản tại nhà
- Cặp chị em HLV thể hình chia sẻ bài tập 7 phút để giữ cơ thể săn chắc, đánh bay mỡ thừa
Lỗi sai 1:
Sai: Khi bạn nâng mông lên mà bị cong lưng. Điều này sẽ làm cong vẹo và gây ảnh hưởng tới cột sống lưng.
Đúng: Thay vào đó, hãy nâng xương chậu lên và giữ cho cơ thể tạo thành một đường thẳng từ vai đến đầu gối. Đồng thời, ép mông càng chắc càng tốt và co bóp cơ bụng lại.
Lỗi sai 2:
Sai: đổ người quá nhiều về phía trước. Lúc này, cột sống và đầu gối sẽ bị tạo áp lực nên gây một phần ảnh hưởng đến xương, cơ.
Đúng: Hãy giữ cho lưng thẳng, đẩy xương chậu ra đằng sau. Đảm bảo rằng, đầu gối được uốn cong ở góc 90 độ khi ngồi xổm.
Lỗi sai 3:
Sai: lưng của bạn không thẳng khi plank. Bài tập này sẽ không còn hiệu quả và trở nên vô ích.
Đúng: Cần giữ cho cơ thể đi theo một đường thẳng từ đỉnh đầu xuống dưới gót. Giữ tay ở góc 90 độ và tuyệt đối không uốn cong cổ.
Lỗi sai 4:
Sai: đầu gối của bạn không thẳng với ngón chân, lưng khòm xuống khi nâng tạ. Lúc đó, thanh tạ tác động lên phần vai sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến phần cổ cũng như còn khiến bạn dễ ngã ra đằng sau.
Đúng: Hãy đảm bảo trọng lượng cơ thể được nằm ở giữa bàn chân. Cúi lưng và không nhấc gót lên khỏi sàn. Giữ đùi song song với sàn và hướng người về phía trước.
Lỗi sai 5:
Sai: để thanh tạ ngang cổ. Điều này, vô tình gây ra chấn thương không đáng có khi tập luyện.
Đúng: Kéo khuỷu tay ra sau và giữ tạ rồi tạo một áp lực lên vai, tay nắm chặt thanh tạ. Nhờ vậy sẽ tạo nên một phần nâng đỡ giúp bạn giữ được thanh tạ trên vai mà không bị đau.
Lỗi sai 6:
Sai: Khi squat, để lưng tạo thành một hình vòm từ vai xuống thắt lưng. Điều này sẽ gây đau nhức và tổn thương lưng sau khi tập.
Đúng: Hãy giữ thẳng lưng và ép chặt vai, đùi song song với sàn khi ngồi xổm
Lỗi sai 7:
Sai: Chân và cánh tay không tạo với nhau một đường thẳng khi nâng tạ. Nó sẽ khiến bạn bị ngã và làm tổn hại đến xương khớp.
Đúng: Giữ cho đầu gối và hai tay song song với nhau, ngực đẩy về phía trước, lưng thẳng, xương chậu mở rộng.
Lỗi sai 8:
Sai: chân bạn đứng xa bục tập. Đầu gối sẽ là vị trí chịu tác động của lực nhiều nhất. Do đó, sau khi tập bạn sẽ có hiện tượng đau và trật khớp.
Đúng: Đứng thẳng lưng, vai khép lại, đứng gần với bục tập. Nhờ vậy, lực của toàn bộ cơ thể sẽ chia đều cho đầu gối và bàn chân.
Lỗi sai 9:
Sai: Vị trí chân không đặt đúng chỗ, lưng chưa có độ cong và hai tay bị cong khiến thanh tạ bị đổ hướng chếch về phía sau.
Đúng: Hãy tạo cho chân một góc khoảng 90 độ, lưng cong lên, hai tay cầm tạ giơ thẳng lên chứ không đổ ra phía trước hay sau.
Lỗi sai 10:
Sai: Tư thế chân không đứng vững, đầu gối bị lệch và không tạo thành một đường thẳng.
Đúng: Đầu gối thẳng đứng, uốn một góc 90 độ khi bước về phía trước.
Lỗi sai 11:
Sai: Vai và lưng bị khom xuống, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống.
Đúng: Ưỡn ngực, lưng tạo thành một đường thẳng, đầu hướng lên.
Lỗi sai 12:
Sai: Đầu hướng lên khiến lưng bị cong.
Đúng: Tạo một đường thẳng từ đỉnh đầu xuống đến mông.
Qua những sai lầm mà hội gymer thường mắc phải khi tập luyện ở trên, bạn hãy sửa lại ngay từ bây giờ để không gây ảnh hưởng đến cột sống, xương khớp cũng như dáng đi của mình nhé.