Cả thế giới gần như đang dần ý thức chấn chỉnh lại ngồi làm việc hàng giờ. Một số công ty đã bắt đầu tính toán đến chuyện chuyển sang bàn làm việc dạng đứng cho nhân viên.
- Dấu hiệu điển hình của ung thư phổi: Biết sớm để giành lại cơ hội sống cao nhất là 49%
- Phòng ngừa nguy cơ loãng xương sớm nhờ chăm bổ sung những loại thực phẩm này
Nghiên cứu chỉ ra lợi ích của việc chuyển sang làm việc dạng đứng
Một nghiên cứu được công bố trên European Journal of Preventive Cardiology (Tạp chí Châu Âu về Tim mạch Dự phòng) cho thấy việc chuyển sang đứng thay vì ngồi 6 giờ mỗi ngày có thể giúp người ta giảm hơn 2kg trong một năm.
Và vào năm 2015, các nhà nghiên cứu từ Đại học Chester khuyến cáo nhân viên văn phòng sử dụng bàn làm việc đứng ít nhất hai giờ mỗi ngày và mục tiêu cuối cùng tăng lên đến bốn giờ.
Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn gợi ý rằng đứng làm việc có thể làm chậm quá trình lão hóa. Theo một nghiên cứu năm 2014, chúng ta ngồi càng ít, các telomeres (nằm trên các đầu của nhiễm sắc thể, bảo vệ chúng khỏi những tổn thương) càng dài. Telomere ngắn có liên quan đến lão hóa sớm, bệnh tật và tử vong sớm.
Chuyển sang bàn làm việc dạng đứng không phải là "viên đạn bạc"
Trong khi các phản ứng tiêu cực của việc ngồi lâu đã được so sánh với "hút thuốc" thì vẫn có những tranh luận của các chuyên gia cho rằng có mẫu thuẫn giữa khoa học và cách tiếp cận làm việc mới - đứng làm việc.
Theo một nghiên cứu của Đại học Curtin ở Tây Úc, đây không hoàn toàn là giải pháp tối ưu nhất. Bàn làm việc dạng đứng có thể làm tăng tình trạng đau cơ và làm chậm hoạt động của thần kinh.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Curtin đã quan sát thấy 20 người lớn thực hiện 2 giờ làm việc trên máy tính ở bàn đứng để điều tra những thay đổi về sự khó chịu, chức năng nhận thức, sự mệt mỏi ở cơ, chuyển động, sưng chân và trạng thái tinh thần...
Kết quả cho thấy, mặc dù vấn đề sáng tạo được cải thiện nhưng những người làm việc ở bàn này cảm thấy khó chịu "đáng kể" trong tất cả các vùng cơ thể, thời gian phản ứng và tình trạng tâm thần suy giảm.
Chia sẻ trên tạp chí Ergonomics, các nhà nghiên cứu viết rằng: "Do những quan ngại về rủi ro do ngồi làm việc quá nhiều ở các nhân viên văn phòng, các tư thế làm được được thay đổi đang được thử nghiệm, ví dụ như đứng làm việc. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu đánh giá thì thời gian đứng kéo dài có thể có những tác động về sức khỏe và năng suất công việc. Những thay đổi dễ nhận thấy trong việc thay thế bàn làm việc ngồi thành đứng cần được thực hiện cẩn thận".
David Hall, chủ tịch Hiệp hội Vật lý Trị liệu Úc, cho biết: "Bàn ghế đứng không phải là viên đạn bạc, chúng không phải là giải pháp cho mọi thứ, tuy nhiên, chúng có thể là một phần của giải pháp cho nhiều người".
Hall nói rằng nghiên cứu của trường đại học Curtin là "điều có thể dự đoán được". "Đây không phải là khoa học đột phá gì vì một số người đứng trong 2 giờ đồng hồ sẽ có những dấu hiệu như vậy", ông nói.
"Chúng ta đang phải đối mặt với 2 vấn đề đối lập về sức khỏe và không gian tốt. Rất nhiều công việc có ưu thế khi ngồi và rất nhiều thứ có ưu thế khi đứng - chẳng hạn như bán lẻ. Chúng tôi khuyên mọi người nên kết hợp cả 2 bằng cách trực quan, tự nhiên, giống như cách chúng ta sử dụng cơ thể của mình vào cuối tuần.
Thách thức ở bất cứ nơi làm việc nào là cố gắng và cho phép mọi người có một sự kết hợp tự nhiên giữa ngồi, đứng và di chuyển. Những gì chúng tôi biết là bạn không nên ngồi lâu hơn 30 phút liên tục, nhưng các loại vấn đề tương tự khác cũng bắt đầu xuất hiện sau khi đứng trong một thời gian dài", ông nói thêm.
Ông Hall cũng nhấn mạnh 2 điểm chính mà ai cũng cần làm là "Di chuyển, thay đổi tư thế" và "Đứng hay ngồi quá nhiều đều là một vấn đề".
5 cách để giảm thiểu tác hại của việc ngồi lì nhiều giờ bên bàn làm việc:
"Ngồi nhiều sẽ giết chết bạn" – đó là những gì người ta tuyên truyền và chắc chắn nó đúng và khiến tất cả chúng ta đều muốn nhảy ra khỏi ghế.
Cùng khám phá 5 cách giảm thiểu tác hại của việc ngồi nhiều dựa trên bằng chứng khoa học và không hề khó khăn để thực hiện:
1. Vận động ngay tại chính chỗ ngồi
Theo một nghiên cứu do Đại học Leed’s UK Women’s Cohort, những phụ nữ ngồi im lìm tại bàn làm việc suốt 7 giờ/ngày và tự nhận mình là người rất ít khi cựa quậy, nhúc nhích, tỷ lệ tử vong tăng tới 43% so với những người ngồi suốt 5 tiếng/ngày.
Tuy nhiên, phụ nữ có mức độ vận động nhỏ tại chỗ ở mức trung bình tới cao không làm tăng nguy cơ tử vong dù so sánh giữa khoảng thời gian ngồi 5-7 tiếng.
2. Dành ra 10 phút đi bộ vào giờ nghỉ trưa
Trong một nghiên cứu trên 11 phụ nữ trẻ khỏe mạnh, các nhà nghiên cứu tại Đại học Missouri phát hiện ra, 10 phút đi bộ là cách tốt nhất để tiếp nối nhiều giờ liền ngồi bên bàn làm việc. Cách vận động này giúp cải thiện tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch.
3. Đi vào nhà vệ sinh
Đi vào nhà vệ sinh hoặc bếp công ty nếu có. Đơn giản hơn, bạn chỉ cần đi quanh bàn làm việc của đồng nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu từ Đại học Khoa học Sức khỏe Utah , trong khi 10 phút đi bộ là lý tưởng thì thậm chí 2 phút nghỉ giải lao và đi lại cũng giúp ích cho sức khỏe của bạn.
Việc này không thay thế cho các bài tập thể dục thể thao nhưng các nhà khoa học khuyến nghị, cứ mỗi tiếng một lần, bạn dành ra 2 phút đi bộ và thế là đã giảm được nguy cơ tử vong xuống 33%.
4. Nhấn nút "tạm dừng" trên máy tính
Mẹo này có thể áp dụng cho cả trẻ em xem tivi. Nghiên cứu từ Hiệp hội Nội tiết cho thấy, 3 phút nghỉ giải lao dành cho việc đi bộ giúp cải thiện lượng đường huyết ở những người dành nhiều thời gian xem tivi hoặc một hoạt động đòi hỏi phải ngồi nhiều khác, bao gồm cả ngồi làm việc bên máy tính.
5. Đừng thả mình xuống ghế sofa vào cuối ngày
Cảm giác thật khó cưỡng lại khi bật chương trình truyền hình yêu thích sau 1 ngày làm việc mệt nhoài. Nhưng các nhà nghiên cứu của Đại học Sydney khuyên bạn làm ngược lại.
Nếu có thể thay thời gian ngồi xem tivi đó bằng một chuyến dạo bộ ngắn, bạn có thể giảm nguy cơ tử vong từ 12 đến 14%. Không những thế, hoạt động đơn giản này còn giúp bạn đốt cháy thêm 20% calo.
“