Sau khi cúng tất niên có cần hóa vàng không, bà nội trợ cần chuẩn bị những gì để lễ cúng diễn ra trọn vẹn chuẩn nhất theo phong tục truyền thống? Đọc ngay bài viết này để thực hiện cho đúng.
- Tết dương lịch 2019: Top con giáp này sẽ được thần tài tặng cả núi tài lộc, tiêu xài phủ phê cũng không hết
- Càng cận Tết, số dư trong tài khoản của 3 con giáp này càng tăng vùn vụt, của ăn của để ê hề!
Trong dịp tết, lễ cúng ông Công ông Táo, lễ cúng tất niên chiều 30 tết và lễ cúng hóa vàng kết thúc kỳ nghỉ tết Nguyên đán là 3 lễ cúng quan trọng nhất. Bởi vậy, cúng tất niên xong có hóa vàng không và cúng ra sau để đúng nhất theo phong tục truyền thống của người Việt là điều mà tất cả các bà nội trợ cần lưu tâm khi năm mới đến.
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên chuẩn nhất
Mâm cúng tất niên được tiến hành vào trưa, chiều hoặc tối 30 tết sau khi cả gia đình đã sum vầy cùng nhau dọn dẹp sửa soạn sắm tết đầy đủ, cùng nhau chung tay làm mâm cơm dâm lên gia tiên. Đây cũng là dịp để con cháu cùng tụ họp lại quây quần háo hức đón thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Chuẩn bị mâm cúng tất niên cần lựa chọn kỹ thực phẩm và thành tâm sửa biện
Lễ cúng tất niên mang ý nghĩa cảm tạ gia tiên, thần linh đã luôn phù hộ độ trì cho gia đình bình an trong năm vừa qua. Do đó, đây là mâm cơm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện lòng thành kính từ tâm của các thành viên trong gia đình.
Bởi vậy, bữa cơm tất niên chiều 30 tết thường được chuẩn bị thịnh soạn hơn so với thường ngày và tỉ mỉ hơn so với những mâm cúng khác. Một mâm cỗ cũng tất niên dù đơn giản cũng nên được chuẩn bị đầy đủ mâm ngũ quả và mâm cơm mặn.
Mâm cơm cúng tất niên nên có đủ gà luộc, bánh chưng hoặc bánh tét, các món mặn truyền thống như canh măng, nem rán, các món xào, hương hoa, vàng mã, trầu cau, rượu bia và mâm ngũ quả tươi ngon, tinh khiết nhất.
Không có quy định cho mâm cỗ cúng tất niên, nhưng theo tục lệ, các gia đình thường sắm sửa khá chu toàn cho lễ cúng này hi vọng gia tiên hiểu được lòng thành của mình và tiếp tục phù hộ cho gia đình trong năm mới với nhiều điều may mắn.
Lễ cúng tất niên là một trong những mâm cúng quan trọng nhất dịp Tết Nguyên đán
Cúng tất niên xong có hóa vàng không?
Trong các lễ vật dâng lên ban thờ cúng tất niên có vàng mã thì sau khi cúng tất niên cũng cần gia chủ tiến hành hóa vàng rồi mới xin hạ mâm thụ lộc. Khi hóa vàng, phần tiền và vàng cần phải hóa trước cho các gia thần, sau đó mới đến các đồ dùng của tổ tiên. Theo tín ngưỡng của người dân Việt, trần sau âm vậy nên việc đốt vàng mã đã trở thành phong tục không thể thiếu của dân tộc Việt Nam.
Lễ cúng tất niên là một trong những lễ cúng quan trọng nhất dịp tết, chuẩn bị cho thời khắc bước sang năm mới nên việc đốt vàng mã cũng là để gia tiên có đầy đủ các vật dụng đón tết. Tuy nhiên, nhiều người có quan niệm sai lầm rằng đốt càng nhiều vàng mã càng tốt, càng giúp tổ tiên có nhiều tiền bạc, vật dụng sử dụng ở cõi âm. Thực tế, điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ khi cúng bái và không nên quá mê tín gây tiêu tốn tiền tài hay ảnh hưởng đến bầu không khí chung ở khu vực sinh sống.
Khi hóa vàng mã cần hóa phần tiền cho gia thần trước, sau đó mới đến các lễ vật, đồ dùng cho tổ tiên
Bài khấn hóa vàng sau lễ cúng tất niên
Sau lễ cúng tất niên, khi bắt đầu hóa vàng mã, gia chủ cũng cần đọc một bài khấn đơn giản đủ ý gửi đến tổ tiên, thần linh.
Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần, đồng thời chắp tay khấn vái 3 lần)
Con lạy chín phương trời, con lạy chư Phật mười phương
Con lại Hoàng Thiên Hậu Thổ, lạy chư vị tôn thần nơi đây
Con lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, các vị Táo quân, vị Long mạch Tôn Thần.
Con lạy các cụ tổ khảo, lạy các cụ tổ tỷ, các cụ tổ tiên nội ngoại.
Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm..........
Gia chủ chúng con là:.........., năm nay ..... tuổi
Nay ngụ tại:..........
Nhân dịp năm cũ sắp qua, năm mới đang tới, chúng con thành tâm sửa biện các lễ vật, hương hoa kính cẩn dâng lên trước án, xin lễ tạ các bậc Tôn thần, tổ tiên.
Kính xin được phù hộ độ trì, mọi điều tốt lành, con cháu bình an được hưởng tài lộc trong năm mới. Với lòng thành kính dâng, cúi xin chứng giám soi xét cho chúng con.
Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần kèm chắp tay vái 3 lạy)
Sau khi đọc xong bài khấn có thể tiến hành hóa vàng mã và thụ lộc khi nhang trên ban thờ đã cháy hết.