Bàn thờ ngày Tết bên cạnh công tác dọn dẹp thì hướng dẫn về cách trang trí bàn thờ Tết cũng được rất nhiều quan tâm và tìm hiểu. Cùng đọc bài viết để biết được một cách trang trí bàn thờ Tết đơn giản mà vẫn đầy đủ ý nghĩa, trang trọng nhé.
Nội dung bài viết
Với văn hóa người Việt Nam, bàn thờ là một trong những nơi linh thiêng. Do vậy, bàn thờ là nơi đặc biệt trang nghiêm, vào những dịp quan trọng như đầu năm mới, cách trang trí bàn thờ Tết cũng rất cần sự tỉ mẩn, cẩn thận và có những nguyên tắc nhất định. Để có thể chuẩn bị được một bàn thở cung kính và hoàn hảo nhất có dịp Tết đang đến gần, hãy cùng khám phá ngay các quy tắc và lưu ý khi trang trí bàn thờ Tết ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ ngày Tết
Bài trí bàn thờ là công việc được ưu tiên hàng đầu trong dịp Tết. Thông thường công việc này do chính gia chủ thực hiện để tỏ lòng hiếu kính với những người đã khuất.
Sau lễ cúng “ông Công, ông táo” vào ngày 23 tháng Chạp thì công việc dọn dẹp, trang hoàng bàn thờ thường được bắt đầu thực hiện.
Vì quan niệm rằng đây là thời điểm “thần linh đi vắng”, nên gia chủ tranh thủ sửa sang nơi thờ cúng đón Tết sao cho đến đêm Giao thừa, khi các vị thần linh trở về thì mọi việc đã hoàn tất xong xuôi, đẹp đẽ.
Công việc chủ yếu là dọn dẹp, lau chùi lư đèn, bàn thờ, hóa chân nhang (đốt các chân nhang cũ), treo đèn, kết hoa, bày biện đồ lễ. Các đồ thờ tự lúc này có thể hạ xuống để lau chùi, đánh bóng.
Sau khi hoàn tất, gia chủ nấu nước thơm (thường là ngũ vị) để lau lại một lần nữa gọi là “tẩy uế”. Tất cả được sắp đặt lên bàn thờ theo thứ tự, tùy quan niệm từng vùng nhưng tựu chung đều hướng tới mục đích giao hòa, tạo sự gắn kết giữa hai thế giới trần gian hữu hình và tâm linh thiêng liêng. Việc lau dọn, bài trí bàn thờ gia tiên thể hiện sự hiếu kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
Đặc biệt, đây cũng là dịp để mọi người nhớ về cội nguồn, thấm đượm tính nhân văn và đạo lý của người Việt.
Hướng dẫn cách trang trí bàn thờ Tết đẹp
Theo tín ngưỡng, việc lau dọn, trang trí bàn thờ không phải là công việc được diễn ra thường xuyên mà chỉ được ở trong những dịp đặc biệt. Vào ngày Tết là một trong những dịp cần trang trí bàn thờ đón Tết. Nhưng cách trang trí bàn thờ Tết lại càng cần sự cẩn thận. Chúng ta cần phải biết cách trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp để con cháu bày tỏ lòng kính ngưỡng và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên.
Dưới đây là một số điểm lưu ý về cách trang trí bàn thờ Tết đẹp mà bạn cần biết:
Bàn thờ Tết cần phải thật sạch sẽ
Bàn thờ Tết cần phải được lau chùi sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Một điểm bạn cần lưu ý đầu tiên trong cách trang trí bàn thờ Tết đẹp là vị trí của bàn thờ. Bàn thờ mà đặt quá cao so với chiều cao gia chủ sẽ gây khó khăn trong việc lau dọn. Mà đặt bàn thờ thấp thì lại thiếu tính trang nghiêm và không hợp phong thủy.
Bên cạnh đó, giẻ lau, chổi lau, nước lau bàn thờ cũng cần phải chú ý trong cách trang trí bàn thờ Tết. Giẻ lau phải là giẻ sạch, không lau những thứ bẩn khác. Chớ nên sử dụng giẻ lau nhà, lau bàn, lau cửa sổ,… để lau bàn thờ. Nước lau bàn thờ phải là nước sạch và chỉ nên sử dụng 1 lần mà thôi. Đồng thời, chổi lau bàn thờ cũng nên là chổi riêng.
Bàn thờ Tết cần phải được sắp xếp thật cẩn thận và đúng quy củ theo truyền thống
Bố cục cách trang trí bàn thờ Tết cũng cần đúng quy củ, tuân theo một số nguyên tắc nhất định như sau:
- Đầu tiên, điểm lưu ý đầu tiên cần nhắc tới là về bát hương. Bát hương phải được phải quay hướng ra ngoài. Vị trí bát hương phải được đặt ở vị trí trung tâm, lùi phía sau bàn thờ và phải được đặt thật vững chãi. Nếu nhà có 3 bát hương thì vị trí các bát hương cần phải được đặt theo đúng vị trí tam tài. Trong đó, bát hương thờ Thần linh, Thổ công phải là bát hương to nhất, đặt trang trọng ở chính giữa.
- Các vật dụng trang trí bàn thờ bao gồm đèn, lọ hương, lọ hoa, nến cũng phải được đặt đúng vị trí. Hai cây đèn cần được đặt bên ngoài, ngoài cùng của bàn thờ. Lọ hoa thì phải đặt vào bên trong, lộ hoa chứ không lộ bình. Lọ hương bên trái, lọ hoa bên phải.
- Còn về lễ vật dâng cúng thì ít phức tạp hơn: Vàng mã, mâm ngũ quả, con gà, thịt luộc,….là những thứ quen thuộc và cũng rất cần thiết nhất trong cách trang trí bàn thờ Tết. Đồng thời các món ăn như bánh chưng, bánh tét, bánh giày,…và những nhành hoa báo hiệu mùa xuân như hoa đào, hoa mai,cũng là những lễ vật dâng cúng không thể thiếu trong ngày Tết.
- Thời gian để hoàn tất cách trang trí bàn thờ ngày Tết tốt nhất là vào sáng 30 Tết. Còn việc thắp sáng bàn thờ Tết (bằng đèn dầu, hương vòng) bắt đầu từ trưa 30 Tết. Trong suốt những ngày tiếp theo tới tận ngày mùng 3, bàn thờ không được để nguội (đèn thắp liên tục, hương cháy suốt thời gian) để thể hiện con cháu luôn quan tâm và nhớ tới chăm lo cho ông bà, tổ tiên trong những ngày này, không để bàn thờ, nơi ngự của thần linh, tổ tiên bị lạnh lẽo trong những ngày đầu năm mới.
Những điều kiêng kỵ khi trang trí bàn thờ ngày tết
- Không đặt bàn thờ sát nhà vệ sinh bởi đây là khu vực gia chủ tắm rửa để trút bỏ ô uế, sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm.
- Không đặt bàn thờ ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất sự thanh tịnh ở nơi thờ cúng. Bàn thờ đặt quay ra cửa chính và không đặt hướng ngược lại dễ gây bất trắc, phản bội hoặc con cái không hòa thuận, gia đình làm ăn sa sút.
- Bát hương thờ tổ tiên thường có tay cầm, bát hương thờ thần không có tay cầm. Sử dụng bát hương bằng sứ là tốt nhất, sau đó đến đồng và tránh sử dụng bát hương bằng đá hoa cương.
- Khi lau dọn bàn thờ bát cắm hương được giữ nguyên không được xê dịch mà chỉ được dùng khăn ướt vắt ráo để lau bát hương.
- Khi lau dọn chân hương, rút từng cây một cho đến khi còn lại khoảng 9 cây chân hương đẹp trong bát hương thì dừng lại. Số chân hương đã rút ra phải được hóa vàng và mang rải ở sông, suối không được vứt lung tung bừa bãi.
- Trang trí bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh mà dùng hoa tươi để thờ phụng, không nên dùng hoa nhựa.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết và những lưu ý trong cách trang trí bàn thờ Tết. Chúc các quý độc giả có một bàn thờ Tết thật đẹp và đầy đủ ý nghĩa, để đón chào một năm mới thêm nhiều tài lộc, bình an và may mắn hơn nhé!