Biến chứng nâng mũi bằng sụn tai: Ai đang chuẩn bị làm thì nên lưu ý

Bất cứ phương pháp nâng mũi nào cũng có rủi ro biến chứng đi kèm. Nâng mũi bằng sụn tai cũng không ngoại lệ. Nhưng bạn đã nắm rõ biến chứng nâng mũi sụn tai thường gặp hay chưa?

Nâng mũi bằng sụn tai là phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân, giúp cân chỉnh hình dáng mũi, đem đến dáng mũi mềm mại và có độ cao tự nhiên. Đây là một phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân. Phương pháp khá an toàn nhưng biến chứng nâng mũi bằng sụn tai không phải là không có.

Giống như bất cứ cách nâng mũi nào, nâng mũi bằng sụn tai cũng ẩn chứa những rủi ro biến chứng đi kèm. Có 4 biến chứng nâng mũi bằng sụn tai thường gặp được giới chuyên gia nhận định như sau:

Biến chứng nâng mũi bằng sụn tai: Ai đang chuẩn bị làm thì nên lưu ý - Ảnh 1

Giống như bất cứ cách nâng mũi nào, nâng mũi bằng sụn tai cũng ẩn chứa những rủi ro biến chứng đi kèm.

- Hoại tử các mô cơ.

- Mũi cong vẹo, lung lay.

- Nhiễm trùng.

- Thủng đầu mũi.

4 biến chứng nâng mũi bằng sụn tai thường gặp

1. Hoại tử các mô cơ

Khi tiến hành phẫu thuật nâng mũi, phẫu thuật viên sẽ kết hợp sụn tai cùng các chất liệu nhân tạo khác. Do đó hoàn toàn có khả năng mảnh sụn sau khi phẫu thuật bị co lại. Bên cạnh đó, chất liệu nhân tạo như silicon - chất liệu bị cấm sử dụng trong nâng mũi ở một số nước châu Á vẫn có khả năng lưu hành tại những cơ sở chui, khi cấy vào trong mũi người có thể gây biến chứng hoại tử các tế bào mũi. Từ đó lan rộng ra các cơ quan xung quanh.

2. Mũi cong vẹo, lung lay

Khi không được đặt đúng chỗ và bám chắc vào xương, sụn tai được dùng để nâng mũi lúc này sẽ khiến sống mũi dễ bị lệch sau khi phẫu thuật.

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ngay sau khi nâng mũi, nếu không chịu khó kiêng khem, chị em cũng dễ có nguy cơ bị cong vẹo, lung lay mũi. Đơn giản như hành động rửa mặt quá mạnh hay vô tình vung tay mạnh vào mặt, chẳng may trúng vào mũi... biến chứng nâng mũi bằng sụn tai hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu mũi bị cong vẹo thì không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn có nguy cơ gây đau nhức, thậm chí hoại tử, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của mũi.

3. Nhiễm trùng, hoại tử mũi

Nguy cơ nhiễm trùng không loại trừ bất cứ hình thức phẫu thuật thẩm mỹ nào. Nâng mũi bằng sụn tai cũng không nằm ngoài khả năng này. Không chỉ là việc không đảm bảo khi phẫu thuật cũng như chăm sóc hậu phẫu, quá trình kiêng khem... mũi có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Ngay cả việc lấy sụn từ vùng tai lên nâng mũi cũng khiến khu vực tai dễ đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, sưng mủ. Nhiều trường hợp có thể bị sốt cao, sưng đau, đỏ viêm vô cùng khó chịu. Tình trạng để lâu dài có thể đối mặt với nguy cơ hoại tử.

4. Thủng đầu mũi

Thủng đầu mũi là tình trạng xảy ra khi miếng sụn tai được đưa vào quá dài so với sống mũi, khiến đầu mũi bị căng và thủng. Biến chứng này không chỉ khiến bệnh nhân đau nhức, chảy máu mà còn dễ dẫn đến hoại tử mũi. Trường hợp này không còn cách nào khác là nhanh chóng đến cơ sở uy tín, bệnh viện lớn để tiến hành lấy miếng sụn tai ra càng nhanh càng tốt và chờ đợi thời gian để chỉnh sửa mũi sau.

Lưu ý quan trọng

Cần nhấn mạnh, thủng đầu mũi, tòi chất liệu ra đầu mũi, biến dạng đầu mũi và vách mũi là những biến chứng khá nặng nề làm thay đổi hình dáng mũi ngay cả khi tháo chất liệu, cũng xảy ra không ít với các đối tượng thực hiện phẫu thuật mà không được đào tạo bài bản hoặc theo dõi không sát, xử lý biến chứng không kịp thời sau mổ.

Biến chứng nâng mũi bằng sụn tai: Ai đang chuẩn bị làm thì nên lưu ý - Ảnh 2

Khi tiến hành nâng mũi xong cần chú ý làm theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.

Do đó, giới chuyên gia đặc biệt khuyến cáo chị em đừng quên tìm hiểu kỹ về phương pháp trước khi làm, cân nhắc những ưu-nhược điểm đi kèm, từ đó đưa ra lựa chọn hợp lý nhất cho mình. Quan trọng hơn nữa là phải tìm hiểu kỹ cơ sở thực hiện, trình độ tay nghề bác sĩ, chất liệu nâng mũi...

để có thể gửi gắm một chiếc mũi đẹp như mình mong muốn. Đừng quên một phẫu thuật viên dù giỏi đến mấy cũng không thể khẳng định 100% không có biến chứng nhưng tìm đến những cơ sở uy tín, phẫu thuật viên được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm thì biến chứng rủi ro sẽ được giảm đến tối đa.Trong trường hợp phát hiện ra bất cứ bất thường nào ở mũi, chị em nên nhanh chóng đi thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân, tiến hành điều trị kịp thời. Thường xuyên liên lạc với bác sĩ, thông báo tình trạng mũi sau khi nâng, tránh tâm lý chủ quan vì có thể dẫn đến những biến chứng khó chữa sau khi nâng mũi.

Sau tất cả, khi tiến hành nâng mũi xong cần chú ý làm theo đúng khuyến cáo của bác sĩ. Trong trường hợp còn phân vân nên hay không nên làm gì sau nâng mũi, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Nâng mũi bằng chỉ: Chuyên gia chỉ rõ những nguy cơ biến chứng, trước khi làm cần xem xét kỹ

Muốn nâng mũi bằng chỉ nhưng bạn có biết biến chứng nâng mũi bằng chỉ là gì để cân nhắc trước khi làm hay không?

TIN MỚI NHẤT