Có nên nặn mụn đầu đen ở mũi hay không?

Làm đẹp 07/01/2020 15:40

Mụn đầu đen là một loại mụn khó trị, được hình thành do bụi bẩn, vi khuẩn, dầu nhờn có ở lỗ chân lông và thường xuất hiện nhiều ở cánh mũi. Việc nặn mụn đầu đen ở mũi để loại bỏ những cồi mụn cứng đầu có thể để lại sẹo.

Mụn xuất hiện với số lượng lớn sẽ làm mất thẩm mỹ ở khuôn mặt, nhất là ở mũi. Vì thế, nhiều người đã tìm đến việc nặn mụn. Nặn mụn đầu đen ở mũi nghe tưởng chừng đơn giản nhưng việc này rất dễ để lại sẹo nếu việc nặn mụn không đúng cách. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Nan mun dau den o mui 1
Có nên nặn mụn đầu đen ở mũi hay không? - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân hình thành mụn đầu đen

Mụn đầu đen là những đốm đen nhỏ nằm trên sống mũi. Chúng là những sợi bã tích tụ lại trong lỗ chân lông. Nó là những phần cồi mụn nhô lên, đen và cứng. Nếu càng để lâu thì lỗ chân lông càng nở ra, làm da thêm sần sùi. Vậy những mụn đầu đen này vì đâu mà hình thành?

Các tuyến bã nhờn sản sinh quá nhiều sẽ làm cho bụi bẩn dễ bám vào, làm tắc lỗ chân lông, gây mụn. Khi bã nhờn trên da tiếp xúc với không khí, các melanin sẽ oxy hóa và biến thành màu đen. Mũi là nơi có nhiều dầu nhờn nên sẽ có nhiều mụn đầu đen hơn những nơi khác.

Có nên nặn mụn đầu đen ở mũi không?

Mụn đầu đen là loại mụn rất khó trị lại gây nhiều nguy hiểm cho da. Vì thế, thực hiện không đúng cách và thiếu an toàn thì tình trạng nặn mụn đầu đen ở mũi bị thâm là rất dễ. Vì bàn tay của chúng ta tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, nếu nặn mụn không an toàn thì vi khuẩn từ tay tấn công trực tiếp vào ổ nang lông gây nên tình trạng viêm nặng hơn. Không chỉ vậy, việc ăn mụn còn khiến lây lan vi khuẩn đến các vùng khác ở mặt và làm tắc các lỗ chân lông liền kề. Nếu không nặn mụn đầu đen ở mũi đúng cách thì dễ gây viêm da, để lại mụn mủ, sẹo thâm.

Nan mun dau den o mui 2
Nặn mụn đầu đen có thể gây nhiều nguy hiểm cho da - Ảnh minh họa: Internet

Tác hại của việc nặn mụn đầu đen không đúng cách

  • Sẹo rỗ, sẹo lõm: Da tại vùng mũi rất mỏng nên nếu bạn gây tổn thương cho da bằng những dụng cụ nặn mụn không đảm bảo vệ sinh thì sẽ tạo ra những vết thâm, rỗ, lõm trên da.
  • Ảnh hưởng đến dây thần kinh: Ở mũi và miệng có rất nhiều dây thần kinh trung tâm ảnh hưởng đến nhiều giác quan của bạn. Việc nặn mụn gây cảm giác đau đớn, khó chịu khi da bị ép và đẩy mụn lên, ép lượng dầu ở vùng da quanh mụn làm tăng khả năng lan vi khuẩn sang các vùng khác.
Nan mun dau den o mui 3
Nặn mụn đầu đen ở mũi không đúng cách dễ gây sẹo - Ảnh minh họa: Internet
  • Làm nhiễm trùng máu: Khi dùng làm những công cụ nặn có đầu nhọn có thể gây ra những vết thương hở cho da. Nên không nặn mụn đúng cách, không khử trùng các dụng cụ nặn mụn thì vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào da, gây nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu rất nguy hiểm nếu bị biến chứng nặng hoặc các bệnh truyền nhiễm.

Nếu không nặn mụn thì có sao không?

Theo các bác sĩ da liễu, nếu mụn tồn tại lâu sẽ dẫn đến các tại hại như tắc lỗ chân lông, viêm mủ, lỗ chân lông hở to. Khi điều trị thì cần phải lấy hết mụn và làm sạch dưới lỗ chân lông thì mới phát huy được tác dụng.

Nan mun dau den o mui 4
Nếu không nặn mụn đầu đen, để lâu sẽ bít tắc lỗ chân lông - Ảnh minh họa: Internet

Cách nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà

  • Lột mụn: Ngày nay, các chị em thường dùng phương pháp lột mụn để loại bỏ mụn đen ra khỏi da mặt. Có 2 dạng lột mụn mà chị em rất ưa chuộng là gel lột mụn và miếng dán lột mụn, cả 2 cách này đều tạo một lớp dính trên bề mặt của da gắn chặt vào nhân mụn. Khi lột ra như vậy thì không chỉ có nhân mụn mà cả tế bào chết cũng đi theo.
Nan mun dau den o mui 5
Cách nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, các chuyên gia về da liễu không khuyến khích sử dụng cách này vì nó chỉ mang hiệu quả tạm thời mà không có lâu dài, mụn vẫn có khả năng quay lại. Hơn nữa, nó còn tác động đến da mặt, sự kéo dãn sẽ làm da của chúng ta bị tổn thương.

  • Mật ong và chanh: Mật ong và chanh là hai nguyên liệu thiên nhiên được xem là thần dược trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ. Mật ong có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn và dưỡng ẩm. Chanh chứa nhiều axit tự nhiên giúp tẩy tế bào chết và trị mụn đầu đen hiệu quả. Hai chất này kết hợp với nhau sẽ giúp bạn trị tận gốc mụn đầu đen mà không sợ tái phát.

>>> Xem thêm:

- Chuyên mục làm đẹp: Mụn đầu đen ở mũi làm sao hết?

- Trị mụn đầu đen ở mũi bằng kem đánh răng có thực sự hiệu quả?

Nan mun dau den o mui 6
Nặn mụn đầu đen ở mũi bằng chanh và mật ong - Ảnh minh họa: Internet

Bạn lấy lòng trắng trứng gà và 2 muỗng mật ong để vào một cái bát và khuấy đều hỗn hợp. Sau đó thoa lên mũi chờ trong 15 phút rồi rửa mặt sạch. Cách này không chỉ giúp bạn trị mụn đầu đen ở mũi mà còn giúp bạn có làn da sáng hơn, trẻ trung hơn.

  • Đắp khoai tây: Trong khoai tây có các chất dưỡng ẩm da và có khả năng hút các chất bẩn trong lỗ chân lông. Bạn chỉ cần cắt khoai tây thành những lát mỏng rồi đắp lên mặt. Khoai tây sẽ giúp bạn trị mụn đầu đen tận gốc và không để lại sẹo hay vết thâm.
  • Xông hơi: Bạn đun một nồi nước sôi, thêm trà xanh vào để diệt khuẩn mụn đầu đen. Sau đó, trùm khăn tắm rồi đưa mặt vào gần nồi đang bốc hơi. Hơi nước nóng sẽ làm giãn nở lỗ chân lông, tinh chất trà xanh sẽ đi sâu vào lỗ chân lông để làm sạch bã nhờn và diệt khuẩn gây mụn. Để tránh bị phỏng da mặt, bạn chỉ xông khoảng 10 phút là được.

Với những phương pháp nặn mụn đầu đen ở mũi trên, bạn có thể áp dụng để loại bỏ những đốm mụn ra khỏi mũi, lấy lại làn da đẹp và rạng ngời.

8 nguyên nhân gây mụn ẩn và 6 cách trị dứt điểm nhanh nhất!

Nếu lớp mụn ẩn đang khiến ngoại hình của bạn trở nên xấu xí hơn, thì đừng bỏ qua 8 nguyên nhân gây mụn ẩn trên da và 6 cách trị dứt điểm hiệu quả được đề cập trong bài viết này, chúng sẽ cho bạn chìa khóa để giải quyết vấn đề nhanh gọn nhất đó.

TIN MỚI NHẤT