Đầu năm uống trà, vừa thảnh thơi, vừa giải ngấy tuyệt vời các chị em ơi!
- Valentine trao nhau sô cô la thì đúng rồi nhưng khi ăn cần ghi nhớ 6 điều quan trọng, điều thứ 6 cần ghim ngay trong Tết này
- Tươi tắn với mỹ phẩm đơn giản từ các loại hoa mùa xuân
Sau 3 ngày Tết, chắc hẳn không ít chị em đã cảm thấy sợ thịt thà, giò chả, bánh chưng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn cách pha trà cam thảo vô cùng đơn giản bằng trà túi lọc. Hương vị đảm bảo thanh mát, giúp chị em giải ngấy trong chớp mắt.
Nguyên liệu để pha trà cam thảo
2 gói trà túi lọc vị truyền thống (trà đen, trà ô-long)
15gr cam thảo cắt lát
15gr táo tàu, 15gr kỷ tử
20gr đường phèn
20ml nước cốt chanh
Cách pha trà cam thảo
- Bước 1: Cho 2 gói trà túi lọc Lipton nhãn vàng vào bình, rót 400ml nước sôi vào trà và đậy nắp để ủ khoảng 15 phút.
- Bước 2: Sau khi ủ, bạn lấy bỏ túi trà ra và cho 30gr đường phèn vào, dùng muỗng khuấy đều.
- Bước 3: Cho 20ml nước cốt chanh, thêm 10gr cam thảo cắt lát, 15gr táo tàu,15gr xí muội và 15gr kỷ tử vào phần trà. Dùng muỗng khuấy đều các nguyên liệu và để khoảng 20 phút cho cam thảo, táo tàu ngấm nước.
- Bước 3: Thêm đá viên vào ly, rót phần nước vào rồi cho phần topping lên trên cùng. Vậy là chị em đã pha xong 1 ly trà cam thảo rồi!
Một vài công dụng của trà cam thảo mà có thể bạn chưa biết
Cam thảo thường được sử dụng trong Đông y để điều trị các vấn đề liên quan đến da và hệ tiêu hóa như loét dạ dày, ợ nóng, đầy hơi,...
1. Hỗ trợ điều trị các bệnh về da
Nhờ chứa hơn 300 hợp chất, trong đó có một số chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và kháng cả vi rút mạnh mẽ, cam thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về da hiệu quả.
Hợp chất glycyrrhizin được tìm thấy trong cam thảo có lợi ích trong việc chống viêm và kháng khuẩn, nên được sử dụng để điều trị nhiều bệnh về da, gồm trứng cá và bệnh chàm.
2. Giảm khó tiêu và trào ngược dạ dày
Trong rễ cam thảo có chứa hợp chất axit glycyrrhetinic. Chất này có thể giúp chị em "đá bay" các triệu chứng khó tiêu và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) - gồm ợ chua, trào ngược axit và đau bụng.
3. Điều trị loét dạ dày tá tràng
Các vết loét dạ dày, thực quản dưới và ruột non thường cho vi khuẩn H.pylori gây viêm. Chiết xuất từ rễ cam thảo và hợp chất glycyrrhizin có thể giúp bạn điều trị các vết loét này hiệu quả.
Các cuộc nghiên cứu trên cơ thể chuột cho thấy việc sử dụng 91mg chiết xuất cam thảo cho mỗi 0.5kg trọng lượng cơ thể sẽ có tác dụng chống lại sự phát triển của vết loét dạ dày tốt hơn so với việc dùng thuốc thông thường.
Chính vì những tác dụng này mà việc uống trà cam thảo trong những ngày sau Tết có thể giúp chị em nhanh chóng cảm thấy nhẹ bụng. Cách pha loại trà này cũng rất đơn giản chứ không hề phức tạp.
Bởi thế, hãy pha ngay 1 bình trà cam thảo cho bản thân và gia đình thôi nào!