Cách chữa đau gót chân, chấm dứt ngay những cơn đau dai dẳng!

Làm đẹp 02/10/2019 14:14

Bàn chân chịu tải của trọng lượng toàn cơ thể, nếu bạn đang khó chịu thường xuyên với những con đau này hãy áp dụng ngay các cách chữa đau gót chân dưới đây.

Gót chân, phần phía sau bàn chân là một bộ phận nhỏ của cơ thể giúp hoàn thiện cấu tạo của chân, giúp cơ thể đứng vững và hoạt động bình thường. Tuy nhỏ nhưng là bộ phận chịu tải trọng của toàn bộ cơ thể chúng ta. Đau gót chân là bệnh lý rất dễ gặp phải đặc biệt đối với những người có tiền sử về bệnh xương khớp, làm việc văn phòng hoặc có công việc phải đứng cố định quá lâu. Cấu tạo ngay dưới bàn chân, có nhiều lớp gân nối các xương nhỏ lại với nhau. Kế đến là cơ bắp, mạch máu và dây thần kinh điều chỉnh hoạt động của bàn chân. Lớp ngoài cùng, sát lớp da dày của bàn chân, là một dây chằng rất đặc biệt ta thường gọi là gót hoặc gót chân.

Đau gót chân là bệnh viêm đau của gót chân. Bệnh xảy ra khi áp lực lên gót chân bị quá tải và căng thẳng trong một thời gian dài. Điều này làm xuất hiện một hoặc nhiều vết rách trong các sợi của mô, xơ gây nên đau. Vì thế đau gót chân khiến ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và có thể liên quan đến một số bệnh lý ở các bộ phận khác.

Vậy bạn cần tìm hiểu cách chữa đau gót chân để bảo vệ sức khỏe của mình kịp thời nhất và tránh phát triển thành các bệnh lý nghiêm trọng khác.

cach-chua-dau-got-chan-1

Đau gót chân khiến bạn khó khăn trong việc đi lại, càng về cuối ngày càng đau - Ảnh minh họa: Internet

Các bệnh liên quan đến đau gót chân

Chứng đau gót chân, viêm đau phía gót chân gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy cơn đau này có thể do bị tai nạn gây chấn thương, gãy xương, bệnh lý loãng xương, dây thần kinh bị chèn ép, bong gân trong khi làm việc hoặc chơi thể thao, cân nặng quá khổ, mang giày quá cao hoặc không phù hợp. Nó cũng có thể do viêm gân, viêm bao hoạt dịch, bệnh Gút, loãng xương, viêm khớp.

Thường các bệnh lý viêm đau gót chân được nhận biết và phân biệt cụ thể là: đau vùng dưới gót và đau phía sau gót.

Các nguyên nhân gây bệnh đau gót chân

- Chấn thương do làm việc, chơi thể thao, tai nạn.

- Cơ thể có sự thay đổi đột ngột về cân nặng như khi phụ nữ mang thai, hoặc cơ thể có cân nặng quá khổ gây chèn ép, áp lực như béo phì.

cach-chua-dau-got-chan-2
Tăng cân nhanh làm gia tăng áp lực đột ngột lên chân - Ảnh minh họa: Internet

- Cấu tạo cơ thể có bề mặt gan bất thường, thiếu cân đối như bị bẹt bẩm sinh hoặc quá phẳng, quá lõm. Bàn chân phẳng tạo áp lực lên bên trong bàn chân và dây chằng.

- Công việc hằng ngày đòi hỏi đứng quá lâu và đứng bất động thường xuyên. 

- Do tiến triển quá lâu dài bệnh lý tiểu đường.

- Mang giày không phù hợp hoặc mang giày cao gót quá nhiều.

Đau vùng dưới gót chân

Là cơn đau ở vùng mặt dưới gót chân. Thường xuất hiện đều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy bước chân xuống dưới giường. Cơn đau giảm dần khi cơ thể bắt đầu vận động và đi lại. Đau nặng hơn khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc khi ngồi sang đứng.Thậm chí có thể xuất hiện tình trạng phù chân ở một số người. Cơn đau bắt đầu lan rộng sang những khu vực khác quanh mắt cá chân, phía trước bàn chân. Đau bên dưới gót chân thường gặp nhất do các nguyên nhân: Viêm cân gan chân, gai xương gót, chấn thương vùng gan chân do đi lại,…

Đau phía sau gót chân

cach-chua-dau-got-chan-3

Sưng đau vùng gân gót báo hiệu các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng - Ảnh minh họa: Internet

Việc Đau vùng mặt sau gót chân thường do viêm gân gót hoặc viêm bao hoạt dịch gân gót. Cụ thể cơn đau xảy ra dọc vùng gân gót hoặc tại điểm bám của gân vào xương gót. Sưng đau vùng gót chân, gân gót sưng rõ, có thể nóng đỏ, sờ thấy nổi cục, ấn vào đau, khó khăn khi làm động tác gấp duỗi bàn chân, không được trơn tru có lực cản thì cơn đau tăng. 

- Viêm gân gót thường gặp ở những vận động viên các môn thể thao như Tennis, Bóng Đá, Bóng Chuyền, Bóng Rổ, Điền Kinh,… hay vận động, làm việc với cường độ cao hoặc gặp ở lứa tuổi trung niên, người có tuổi. Khi gân gót bị kéo căng quá mức do vận động quá tải, cộng với những chấn thương lặp đi lặp lại mà không được xử trí đúng cách làm gân gót mất tính mềm dẻo, trở nên thoái hóa, có những tổn thương rách nhỏ do đó dễ bị viêm, thậm chí đứt gân.

- Những yếu tố khác dễ gây viêm gân gót như thay đổi giày đi không phù hợp với chân, thay đổi chế độ luyện tập (ví dụ tăng lượng vận động).

Cách điều trị bệnh đau gót chân

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau và tùy cơ địa mà mang lại hiệu quả nhanh hay chậm. Trong đó có một số cách đơn giản là thực hiện một số bài tập và lưu ý nhỏ, khi bản thân cảm nhận việc đau nghiêm trọng cần có sự thăm khám và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn.

- Thường xuyên mát xa gót chân sẽ giúp thư giãn các cơ bắp và cải thiện lưu thông máu xung quanh gót chân. Bạn có thể sử dụng dầu nóng hoặc tinh dầu trong quá trình mát xa.

- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều sau một ngày vận động và đi đứng quá nhiều.

- Không đi chân đất, đi giày cao gót. Nếu có bất thường bẩm sinh ở xương bàn chân thì nên đi giày dép chỉnh hình, đo giày có lót đế mềm.

cach-chua-dau-dot-chan-4
Không nên sử dụng giày cao gót khi bạn có bệnh lý gây đau gót chân - Ảnh minh họa: Internet

- Luyện tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân, thư giãn chân và bàn chân mỗi ngày để quá trình lưu thông cũng như các cơ khớp được trơn tru.

- Uống thuốc giảm đau viêm không  Steroid như Aspirin, Meloxicam, Diclofenac theo chỉ định của bác sĩ.

- Cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, các chất vi lượng cần thiết phù hợp khiến xương chắc khỏe như Canxi, Magie, Omega 3,…

Chữa đau gót chân bằng bấm huyệt

cach-chua-dau-got-chan-5
Bấm huyệt là một cách điều trị bệnh đau gót chân rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Cách 1

Day huyệt Phong Trì giúp cho lưu thông khí huyết, giảm đau gót chân.

Tìm, xác định và day huyệt Phong Trì khoảng 5 phút. Huyệt Phong Trì là huyệt nằm ở trong góc lõm do bờ ngoài khối cơ phía sau cổ và đáy hộp sọ tạo nên.

Cách 2

Bấm huyệt Túc Căn khoảng 5 phút. Huyệt Túc Căn là huyệt có vị trí cách 8cm từ giữa nếp gấp cổ tay đo lên.

Thực hiện bấm huyệt này từ 1 – 2 lần thì có thể khỏi đau gót chân trường hợp nhẹ. Nếu đau nặng thì khoảng 1 – 2 tuần sẽ thuyên giảm hẳn. Duy trì bấm huyệt giúp lưu thông máu huyết, cứng cáp.

Cách 3

Dùng tay ấn nhẹ vào gót chân nhằm xác định vị trí đau nhất. Rồi dùng ngón cái day vị trí này từ ngoài vào trong, nhẹ rồi tăng dần, theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 phút. Tiếp tục dùng ngón tay cái bấm vào với cường độ vừa phải.

Hoặc xác định day và ấn huyệt Dũng Tuyền khoảng 1 phút. Huyệt Dũng Tuyền là huyệt nằm ở chỗ lõm của gan bàn chân, là điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của điểm giữa bờ sau gót chân và đoạn nối đầu ngón chân thứ hai. Có thể ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút trước khi bấm huyệt để tăng hiệu quả.

Khuyến khích thực hiện bấm huyệt cần tìm hiểu và có sự chỉ dẫn của các bác sĩ Đông Y, để đạt hiệu quả tốt trong quá trình điều trị.

Mẹo vặt trị đau gót chân

Ngoài các phương pháp trị liệu, còn có các cách chữa đau gót chân từ các liệu pháp thiên nhiên tại nhà, đơn giản nhưng hiệu quả rất tốt.

Bột Nghệ

Có tính chất chống viêm nên giúp giảm đau hiệu quả. Dùng bột Nghệ thêm vào sinh tố, hoặc nấu ăn, nấu chè củ Nghệ. Thành phần hoạt chất chính của củ Nghệ là Curcumin. Curcumin đã được nghiên cứu kỹ nó giúp bảo vệ Gan, Thận và nhiều bộ phận của cơ thể

Giấm táo

Giấm táo có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm rất tốt cho người bị đau gót chân. Ngâm chân trong nước ấm, pha một chút giấm Táo mỗi ngày khoảng 15 - 20 phút.

Gừng

Gừng được đánh giá cao vì chống viêm và có thể được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và rối loạn cơ bắp khác. Uống trà Gừng, ngâm tay, chân trong nước Gừng pha loãng sau mỗi 15 - 20 phút, có thể chữa trị viêm khớp. Cách điều trị này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ. Các thành phần hóa học trong Gừng giúp ức chế sinh tổng hợp Prostaglandin gây viêm.

cach-chua-dau-got-chan-6
Gừng mang những dược tính quý giúp cải thiện và chữa trị nhiều bệnh lý - Ảnh minh họa: Internet

 

Ngâm đá

Thường xuyên áp đá lên gót chân sẽ làm dịu cơn đau. Áp dụng cách này trong 15 phút vài lần trong ngày. Hoặc có thể ngâm chân bằng nước lạnh có thể tăng cường chức năng của hệ thần kinh trung ương, kích thích kích thích não, do đó điều chỉnh hoạt động của toàn bộ cơ quan cơ thể.

cach-chua-dau-got-chan-7
Áp đá lên gót chân làm dịu cơn đau hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Các cách chữa đau gót chân được liệt kê ở trên đều không quá khó để áp dụng. Nếu bạn hoặc người thân đang có biểu hiện hoặc triệu chứng hãy tìm hiểu nguyên nhân thật kỹ để có được cách chữa trị phù hợp.

Tập nhón gót chân ít phút mỗi ngày: Nhiều bộ phận cơ thể thay đổi ngạc nhiên sau 1 tháng

Nhón gót chân là một động tác thể dục kỳ diệu, tác động lên mạch máu, các kinh mạch, thận, não, hệ tiêu hóa và nhiều bộ phận khác, kết quả rất đáng để bạn tham khảo, làm theo.

TIN MỚI NHẤT