Não có tự xử lý tiếng ồn khi ta ngủ không? Thực hư hiệu quả của việc học trong lúc ngủ

Kiến thức hay 21/04/2022 22:16

Khi bạn chìm vào giấc ngủ nông chẳng hạn như một giấc ngủ ngắn vào buổi chiều thì não của bạn sẽ xử lý âm thanh từ bên ngoài và học tập. Nhưng càng chìm vào giấc ngủ sâu tình hình càng khác.

Não có tự xử lý tiếng ồn khi ta ngủ không? Thực hư hiệu quả của việc học trong lúc ngủ - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Trong lúc ngủ say não có thể lọc được tiếng ồn được truyền đến tai không? Theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng cách bạn xử lý âm thanh phụ thuộc vào độ sâu của giấc ngủ của bạn.

Một nhóm nghiên cứu từ Khoa Khoa học Thần kinh tại Ecole Normale Superieure - một cơ sở giáo dục đại học của Pháp, đã tìm hiểu cách não bộ xử lý thông tin từ thế giới bên ngoài theo các giai đoạn của giấc ngủ.

Theo kết quả của nghiên cứu này, khi bạn chìm vào giấc ngủ nông chẳng hạn như một giấc ngủ ngắn vào buổi chiều thì não của bạn sẽ xử lý âm thanh từ bên ngoài và học tập. Nhưng càng chìm vào giấc ngủ sâu tình hình càng khác. Bộ não xử lý âm thanh khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn ngủ chẳng hạn như ngủ nông, ngủ sâu hoặc ngủ mơ.

Các nhà nghiên cứu tin rằng hiểu được sự khác biệt giữa các giai đoạn của giấc ngủ có thể giúp họ tìm ra cách để tối ưu hóa kết quả học tập. Điều này có nghĩa là bạn có thể học những điều mới khi đang ngủ, chẳng hạn như trong giấc ngủ ngắn.

Các nhà khoa học không tin rằng não hoàn toàn bị ngắt kết nối với thế giới bên ngoài ngay cả khi đang ngủ say. Theo quan điểm tiến hóa, não luôn dành ra một vùng trống để bắt được tín hiệu nguy hiểm từ những kẻ săn mồi bên ngoài. Ngoài âm thanh lớn và âm thanh quen thuộc, nhóm nghiên cứu tin rằng não có thể xử lý nhiều loại âm thanh khác nhau trong khi ngủ.

Một người đang ngủ không cử động hoặc nói chuyện nhưng bằng cách đo tín hiệu điện não đồ có thể xác định được những gì đang diễn ra trong não của họ. Nhóm nghiên cứu đã xác nhận rằng trong số các bộ phận ở não vùng vỏ não đang vận động sôi nổi. Vì đang trong trạng thái ngủ nên hành động thực tế không được kích hoạt nhưng khu vực vẫn hoạt động một cách sôi nổi.

Để xác nhận điều này khi những người tham gia chìm vào giấc ngủ nông, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu cho họ nghe từ vựng. Sau đó, bộ não của những người tham gia đã phân loại những từ này và xếp chúng vào các danh mục thích hợp. Tuy nhiên, sau khi tỉnh dậy, họ không nhận ra rằng mình đã học được những từ này.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng điều tương tự cũng xảy ra khi những người tham gia chìm vào giấc ngủ sâu hơn. Kết quả là, sau khi chuyển từ giấc ngủ nông sang giấc ngủ sâu, quá trình xử lý từ vựng không còn xảy ra nữa. Khu vực não bộ được kích hoạt trong giấc ngủ nhẹ đã bị vô hiệu hóa.

Khi chuyển sang giai đoạn ngủ mơ cũng vậy. Bộ não của những người đã chuyển sang giai đoạn ngủ REM cũng không tiến hành xử lý từ vựng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy điểm này thật đáng ngạc nhiên. Điều này là do hoạt động của não xảy ra trong giấc ngủ REM có xu hướng tương tự như khi thức dậy. Nói cách khác, khi ở trạng thái ngủ REM nó có vẻ như là có ý thức, nhưng trên thực tế nó dường như chặn và không thể tiếp thu được thông tin đến từ thế giới bên ngoài.

Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, có vẻ như một giấc ngủ nông chẳng hạn như một giấc ngủ ngắn là giai đoạn ngủ tốt nhất cho việc học. Dù không nhớ rằng mình đã học được từ này sau khi thức dậy nhưng các nhà nghiên cứu giải thích rằng dấu vết chắc chắn sẽ vẫn ở đâu đó trong đầu họ. Kết quả của nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Journal of Neuroscience.

(Theo Kormedi)

Cùng chung nguyên liệu nhưng cách chế biến khác nhau sẽ biến thành món ăn tốt hoặc có hại cho sức khỏe

Theo 'Prevention Magazine' của Mỹ dù sử dụng những nguyên liệu giống nhau nhưng tùy thuộc vào cách chế biến mà nó có thể trở thành những món ăn tốt cho sức khỏe hoặc ngược lại.

TIN MỚI NHẤT