Với sự xuất hiện của biến thể Omicron đang lan rộng ở nhiều quốc gia trong thời gian gần đây, nhu cầu về một mũi vaccine COVID-19 tăng cường ngày càng trở nên cấp bách. Vậy liều vaccine tăng cường là gì và vì sao mọi người cần tiêm thêm?
- Nên nhớ, có 6 loại thực phẩm giúp chống nguy cơ “tào tháo rượt” sau khi uống kháng sinh
- 7 nguyên nhân không ngờ tới khiến bạn bị chứng đau nửa đầu hành hạ
Sức khỏe và Đời sống đã đưa tin, tháng 11/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gọi một biến thể nguy hiểm đáng quan tâm tên là Omicron. Sự xuất hiện của biến thể này đã khiến các chuyên gia y tế và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ kêu gọi cần tiêm liều vaccine COVID-19 tăng cường.
Nhiều chuyên gia nhận định sự suy giảm khả năng miễn dịch chống lại SARS-CoV-2 là nguyên nhân chính góp phần vào sự gia tăng gần đây các trường hợp COVID-19 ở Mỹ, Châu Âu và nhiều quốc gia khác. Trước những bằng chứng cụ thể về sự bảo vệ suy yếu trước các biến thể mới của SARS-CoV-2 đã khiến các cơ quan y tế ở Mỹ và châu Âu cho phép sử dụng mũi tiêm tăng cường cho những người lớn tuổi và những người có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn.
Bởi theo các chuyên gia y tế, vaccine COVID-19 vẫn tiếp tục mang lại mức độ bảo vệ cao để chống lại bệnh nặng và tử vong ít nhất 6 tháng sau khi tiêm chủng.
Đối với một số mầm bệnh, việc đáp ứng miễn dịch có sẵn - ví dụ, ở dạng mức kháng thể có thể đo lường được - là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả. Vì vậy, khi mức độ kháng thể suy giảm tự nhiên theo thời gian, cần phải được tăng cường.
Vaccine COVID-19 vẫn là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng nặng và tử vong, nhưng chúng không đạt được hiệu quả 100% và có thể bị suy giảm theo thời gian. Đặc biệt, ở những vùng có tỷ lệ nhiễm cao do tỷ lệ tiêm phòng thấp, người được tiêm chủng dễ bị phơi nhiễm với virus và bị lây nhiễm đột biến. Do các biến thể có khả năng lây truyền cao, chúng ta sẽ cần tiêm liều vaccine tăng cường.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, liều vaccine tăng cường cần được sử dụng cho dân số đã hoàn thành đợt tiêm chủng chính (hiện tại là một hoặc hai liều tùy thuộc vào loại vaccine) khi theo thời gian, khả năng miễn dịch và khả năng bảo vệ lâm sàng suy giảm. Mục tiêu của liều tăng cường là khôi phục hiệu quả của vaccine đã bị suy giảm.
Giáo sư Jonathan Abraham, Trường Đại học Y Harvard và là chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Phụ nữ Brigham cũng chia sẻ thêm: "Tiêm nhắc lại nhằm tăng mức độ phản ứng miễn dịch sau khi chúng suy yếu một cách tự nhiên. Một liều tăng cường "đánh lừa" hệ thống miễn dịch nghĩ rằng nó đang nhìn thấy mầm bệnh một lần nữa, do đó, các tế bào sản xuất kháng thể và các tế bào miễn dịch khác. Số lượng và chất lượng của các kháng thể được tạo ra có thể tăng lên. Thông qua một quá trình được gọi là trưởng thành ái lực với kháng thể, hệ thống miễn dịch của chúng ta học cách làm tốt hơn công việc nhận biết mầm bệnh và tạo ra các kháng thể liên kết chặt chẽ hơn với mục tiêu của chúng. Ví dụ, đối với virus SARS-CoV-2, các kháng thể trưởng thành ái lực có thể hiệu quả hơn trong việc nhận biết các biến thể có nhiều đột biến".