Nhiều đồng nghiệp, khán giả bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của nhạc sĩ tài hoa. Trong đó, danh hài Hoài Linh gửi tặng cố nhạc sĩ bài thơ "Ngày tạm biệt".
- Bị bố mẹ Vân Quang Long không chấp nhận là con dâu trong nhà, Linh Lan lên tiếng
- Khoe cho con bú điệu nghệ, Cường Đô la bị nhắc nhở bất cẩn chỉ vì chi tiết này
Thông tin từ giới nghệ sĩ Việt tại Mỹ cho biết nhạc sĩ Lam Phương trút hơi thở cuối cùng vào lúc 18h07 ngày 22-12 tại thành phố Fountain Valley, bang California (theo giờ địa phương). Ông hưởng thọ 83 tuổi.
Nhiều đồng nghiệp, khán giả bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của nhạc sĩ tài hoa. Trong đó, danh hài Hoài Linh gửi tặng cố nhạc sĩ bài thơ "Ngày tạm biệt":
"Bảy nốt nhạc thôi Bảy mươi năm
Gửi những buồn vui những lặng thầm
Lời ca u uất, tình dang dở
Gửi đến tha nhân những thăng trầm
Gửi lời đến mẹ dưới "Đèn khuya"
Tha phương sinh kế mới chia lìa
Nhớ hình dáng mẹ mỏi mòn đợi
Hỏi con vì sao chẳng thấy "dìa"
"Kiếp nghèo" sao vẫn cứ đeo mang
"Một mình" lặng lẽ giấc mộng tàn
"Thành phố buồn" tênh, chân độc bước
Duyên kiếp chờ người mãi lang thang
"Mùa thu yêu đương" đến rồi đi
"Biển tình" sóng vỗ xóa những gì?
Để rồi "Buồn", "Say" trong men rượu
"Lầm" cho "Phút cuối" quá ai bi
"Trăm nhớ nghìn thương" giữa "Thu sầu"
"Tình bơ vơ" luống những niềm đau
"Cỏ úa", "Xót xa", "Mưa lệ" đổ
"Một đời tan vỡ", hẹn kiếp sau
"Ngày buồn" tạm gác bút mực thôi
"Đường về quê hương" đã chờ rồi
Tạm biệt mọi người, thôi đi nhé
Màu Lam Phương ấy, giữ dùm tôi.
Trước đó, nhiều nghệ sĩ Việt như Phi Nhung, Phương Mỹ Chi, Thái Châu, Giao Linh... đã có mặt trong buổi cầu siêu cho nhạc sĩ Lam Phương tại chùa Giác Ngộ, TP.HCM vào ngày 27/12.
Nghệ sĩ Việt Hương chia sẻ: "Đây là người nhạc sĩ mà Hương trân quý. Xin được phép chia sẽ nỗi đau này với gia đình và khán giả mộ điệu tác phẩm của nhạc sĩ Lam Phương. Còn đâu những bữa cơm ngồi nghe chú nói về lịch sử tác phẩm của chú".
MC Kỳ Duyên gửi tới cố nhạc sĩ tâm thư xúc động:
"Chú Lam Phương... chú đã ra đi nhưng chú sẽ sống mãi qua những tác phẩm vô giá mà chú để lại cho đời. Những bài hát ấy đã thấm vào dòng máu, trái tim và kỹ ức của hàng triệu triệu người Việt. Kỷ niệm của riêng cháu là đêm cuối cùng ngày tang lễ của mẹ cháu bốn năm trước đây. Mai Thiên Vân là người hát bài chót và cô lựa bài “Phút Cuối” của chú. Giai điệu ru êm, xoa dịu, an ủi... lời hát như nói lên tất cả những nổi niềm mà cháu không thể tốt thành lời…
…Chú đã đi vào hồn cháu đến những góc sâu thẳm nhất. Trong khoảnh khắc đó, cháu đã quên hết mọi chuyện và mọi người chung quanh để chỉ sống trong dòng nhạc vỗ về của chú. Cháu đã thả lỏng con tim để mặc cho những giọt nước mắt cứ lặng lẽ tuôn theo từng lời hát... từng nốt nhạc... và đó là lần duy nhất cháu khóc trong ba ngày tang lễ của mẹ cháu.
Cháu cám ơn chú đã cho cháu kỷ niệm thiêng liêng này. Chú ra đi thanh thản nhé. Nơi chú đến sẽ đón chú bằng những tiếng nhạc êm đềm và vô cùng kỳ diệu."
Nhạc sĩ Lam Phương sinh năm 1937. Ông là nhạc sĩ tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam với gần 170 tác phẩm phổ biến từ thập niên 1950 đến nay. Các ca khúc nổi tiếng nhất của ông là: Kiếp nghèo, Thành phố buồn, Khóc thầm, Một mình, Cho em quên tuổi ngọc...
Vào năm 1952, khi mới 15 tuổi, nhạc sĩ Lam Phương khởi đầu sự nghiệp với sáng tác đầu tay Chiều thu ấy. Ca khúc được nhiều ca sĩ trình bày nhiều lần trên các đài phát thanh. Tiếp đó, ông sáng tác các bài hát mang âm hưởng vui tươi: Trăng thanh bình, Khúc ca ngày mùa, Nhạc tình khuya...
Lam Phương từng nói những bài hát đầu đời được ông sáng tác khi “tâm hồn còn trong trắng”. Bài Kiếp nghèo được sáng tác sau, một bài hát được sáng tác từ tâm thế của cậu học sinh nhà nghèo, viết nhạc để kiếm tiền đi học.
Điều bất ngờ là bài Kiếp nghèo lại giúp ông kiếm được tiền, cuộc sống “dễ thở” hơn. Sau Kiếp nghèo, Lam Phương sáng tác một loạt bài nhạc tình được khán giả yêu thích: Biển tình, Em là tất cả, Biển sầu...
Đến thập niên 1960, ca khúc Thành phố buồn được ông sáng tác trong một lần lên Đà Lạt đã được bán với giá 12 triệu đồng, một tài sản lớn vào thời đó.