Tịnh Thất Bồng Lai nêu rõ nguyên tắc không cho mẹ đến thăm con trong 10 năm đầu, luật sư tiết lộ điều khiến nhiều người bất ngờ

Hậu trường 18/11/2021 16:10

Mới đây, luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội đã có những chia sẻ xoay quanh vấn đề nhận con nuôi và những nguyên tắc "đặc biệt" của Tịnh Thất Bồng Lai.

Vừa qua, đại diện Tịnh Thất Bồng Lai (nay là Thiền am bên bờ vụ trụ) đã có những via sẻ về việc những nguyên tắc khi nhận nuôi trẻ mồ côi tại đây. Theo đó, người này cho biết, khi người mẹ đồng ý cho con tại Thiền am, họ sẽ phải đảm bảo nguyên tắc không đến thăm con trong vòng 10 năm đầu, không được xưng hô là mẹ hay gọi bé là con. Bởi "vì đã đồng ý đem cho, bé đã trong hoàn cảnh khác, ở với người mẹ khác".

tinh that bong lai 1
Đại diện Tịnh Thất chia se về nguyên tắc nhận con nuôi tại đây - Ảnh: Internet

Liên quan đến sự việc trên, theo Doanh Nghiệp và Tiếp thị, luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội đã lên tiếng.

Theo luật sư Tiến, để tiến hành thủ tục nhận con nuôi một cách hợp pháp, phải đảm bảo được một số yêu cầu nhất định như: người được nhận là con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi, còn người nhận con nuôi phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; có tư cách đạo đức tốt.

Cũng theo Điều 24 Luật Nuôi con nuôi, kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

Như vậy, việc nhận nuôi con nuôi là quyền của cá nhân nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật. Nếu như người nhận con nuôi tại Tịnh thất Bồng Lai đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định và được bố mẹ đẻ đứa trẻ đồng ý về các quy tắc nhận nuôi trẻ mà cơ sở này đặt ra thì họ hoàn toàn hợp pháp trong việc nhận nuôi và giáo dục những đứa trẻ.

tinh that bong lai 2
Trẻ em sống tại Tịnh Thất Bồng Lai - Ảnh: Internet

Về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi, Luật nuôi con nuôi cũng quy định rõ: cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc; đồng thời con nuôi có quyền và không ai được cản trở con nuôi được biết về nguồn gốc của mình. Quyền trẻ em được biết, được duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha đẻ, mẹ đẻ; trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em cũng là một trong những quyền cơ bản nêu rõ tại Điều 23 Luật Trẻ em 2016.

Do đó, nếu có căn cứ cho rằng cơ sở nói trên lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, không cho con trẻ tiếp xúc, gặp gỡ cha mẹ và khiến chúng quên đi nguồn gốc của mình thì đó là nhóm hành vi bị cấm theo Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi. 

Về hình thức xử lý, tại Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, đối với các hành vi như: Mua chuộc, ép buộc, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.

Chị nuôi tiết lộ Hồ Văn Cường đã 'nhờ' làm một việc cho cố ca sĩ Phi Nhung, khẳng định: 'Tới bây giờ em và Cường tâm sự với nhau, Cường vẫn nói Cường rất thương mẹ'

Mới đây, con gái nuôi Phi Nhung đã có những chia sẻ liên quan đến mẹ nuôi và Hồ Văn Cường khiến nhiều người bất ngờ.

TIN MỚI NHẤT