Nhiều công chúng tự cho mình “quyền” được đánh giá nghệ sĩ chuyển giới vì họ là người của công chúng. Thế nhưng ít ai hiểu rằng, việc bình luận vượt giới hạn là một hình thức phạm luật.
- 80% trong số 10.000 bình luận dưới ảnh Lynk Lee diện váy đều là lời lẽ miệt thị nặng nề: Cái nhìn cay nghiệt cần đặc biệt lên án!
- Lynk Lee khoe cận cảnh gương mặt biến chuyển qua từng giai đoạn hậu chuyển giới, nhìn lúc mới phẫu thuật xong mà xót xa
Nghệ sĩ Việt chuyển giới – đối tượng công kích của dân mạng
Mạng xã hội phát triển đồng nghĩa với việc sẽ có một cộng đồng mạng hùng hậu, đặc biệt là những người trẻ. Thế nhưng, song song với việc tạo ra một cộng đồng văn mình, kết nối và hòa nhập, thì có không ít “anh hùng bàn phím” với những phát ngôn xấu xí. Nhiều nghệ sĩ Việt đặc biệt là nghệ sĩ chuyển giới trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của những lời chê bai, miệt thị không giới hạn này.
Mới đây, trong một sự kiện âm nhạc diễn ra tại Hà Nội, Lynk Lee xuất hiện với vẻ ngoài nữ tính, thu hút sự quan tâm của dư luận. Cụ thể, nữ ca sĩ diện bộ trang phục ngắn, khoe vẻ đẹp nóng bỏng.
Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen thì cũng có không ít những lời khiếm nhã, miệt thị giới tính như: “quái thái", “tởm lợm", “đực bỗng chuyển thành cái", “nhìn cứ thấy tởm tởm ấy"...
Hơn 10.000 comments nhưng có đến 80% là bình luận về ngoại hình, giới tính, cơ thể, bộ phận sinh dục, cách làm tình, khả năng sinh đẻ… và phần lớn những bình luận khiếm nhã và vô văn hóa là từ đàn ông.
Câu chuyện của Lynk Lee khiến người hâm mộ nhớ về hình ảnh của Hương Giang nhiều năm trước. Để có được danh hiệu là Hoa hậu chuyển giới Quốc tế, được triệu người đón nhận như hôm nay, Hương Giang đã chịu không ít soi mói, thị phi từ dân mạng.
Còn nhớ, cách đây ít năm, Hương Giang bất ngờ có câu nói vạ miệng với đàn anh trên sóng truyền hình. Nhưng, dường như việc lên án câu nói thiếu tôn trọng của Hương Giang đang trở thành một cuộc mạt sát, miệt thị giới tính công khai hướng vào một người chuyển giới.
Hàng loạt những dòng comment ác độc, chĩa mũi dùi vào Hương Giang chỉ xoay quanh giới tính của cô, như thể đó mới là nguồn cơn của mọi lỗi lầm. Những bình luận miệt thị, xúc phạm ấy nhiều và ồ ạt, liên tục đến mức không chỉ Hương Giang, mà bất cứ người thuộc cộng đồng LGBT nào đọc được cũng thấy bị tổn thương và đau lòng.
Không chỉ Hương Giang, Hoài Sa được biết đến là Hoa hậu chuyển giới đầu tiên của Việt Nam và cũng là đại diện nước nhà tại cuộc thi Miss International Queen 2020 đã từng phải thốt lên: "Xin đừng miệt thị những người LGBT chúng tôi".
Miệt thị trên mạng xã hội cũng là phạm luật
Với sự phát triển của mạng xã hội như hiện nay, mọi cá nhân đều có quyền biểu đạt trên trang cá nhân rất thoải mái. Nhiều cư dân mạng còn cho rằng, nghệ sĩ là người của công chúng, vì vậy họ “phải” chịu sự phán xét của công chúng. Còn với công chúng, họ có “quyền” bình luận, nhận xét về nghệ sĩ.
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng lại quên rằng, việc bình luận quá đáng, xúc phạm nhân phẩm của người khác cũng là một hình thức phạm luật đã được quy định trong luật.
Thiết nghĩ việc đánh giá một người xấu đẹp là do góc nhìn của mọi người nhưng nếu có góp về nhan sắc của người khác thì cũng nên nói chuyện lịch sự, đàng hoàng để là một công chúng văn minh.