Lan Phi Điệp (Lan Giả Hạc) là một loại lan dễ trồng, dễ thích nghi với thời tiết nên được rất nhiều người chơi lan yêu thích. Trong những năm gần đây, loại lan này rất sốt và được nhiều người tìm kiếm, dưới đây là cách trồng lan Phi Điệp vào chậu đơn giản mà cho ra hoa đẹp nhất.
- Ngỡ ngàng với cách trồng hoa hồng leo trong chậu cực đơn giản ai cũng làm được
- Cách trồng đậu bắp trong chậu nhựa cực đơn giản cho cây sai trĩu quả, chị em tha hồ thu hoạch
1. Đặc điểm của cây lan Phi Điệp
Lan Phi Điệp là giống phong lan rừng nhiệt đới, có thân thòng, có khả năng chịu nóng và chịu lạnh rất giỏi. Cây có thể chịu được nhiệt độ lên đến 38 độ C trong mùa nóng. Vào mùa lạnh cây có thể chịu được nhiệt độ thấp đến mức 3,3 độ C
Lan ra hoa khi giả hành đã rụng hết lá. Có 2 màu chính là tím hồng và trắng. Ngoài ra còn có vàng, hồng nhạt, hồng thẫm, cánh trắng lưỡi tím. Bạn cần phân biệt với lan Trầm Tím có mùi thơm hơn Giả Hạc, thân ngắn hơn chỉ dài chừng 30-40 cm và màu tím sẫm hơn nhiều.
Lan Phi Điệp ra hoa vào mùa xuân và có mùi hương thơm nồng nàn. Đây là loại lan có sự độc đáo, đẹp lạ. Bởi vậy, người chơi luôn cố gắng tìm kiếm vẻ đẹp ở từng mặt bông khác nhau.
Những cây lan Phi Điệp trong rừng có cây rất lớn và thân dài tới 3m, thường mọc trên những cây cao và rũ xuống, có hoa nở to khoảng 7cm, hoa nở ở các đốt đã rụng lá. Nếu muốn thuần hóa lan về vườn và giúp lan phát triển dài thì bà con cần có cách chăm sóc đặc biệt hơn. Áp dụng đúng cách bạn sẽ thu được cây lan có thể dài tới 2m và có hoa nở kéo dài hàng tháng trời.
Cũng giống như các loài lan Long Tu, Lan Kim Điệp, Phi Điệp cũng là hoa chơi tết. Loài lan đẹp này rất đáng để bạn có trong vườn lan của mình.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách trồng lan bằng xơ dừa đơn giản và cho hoa đẹp
- Cách trồng lan trầm vàng đơn giản mà ra hoa đẹp ngay tại nhà
2. Hướng dẫn cách trồng lan Phi Điệp
- Chuẩn bị giống và vật liệu trồng
Bạn có thể mua giống lan Phi Điệp từ các cửa hàng chuyên về lan.
Vật liệu trồng: Chọn xơ dừa, vỏ cây, bó vào các khúc gỗ để trồng lan Phi Điệp
Đặc biệt Giả Hạc ưa sống trong các chậu nhỏ, hẹp với nhiều lỗ thoát nước dưới đáy.
Bó trực tiếp trên các khúc Dzớn là cách tốt nhất vì gần gũi với môi trường sống thiên nhiên của lan.
- Cách trồng và chăm sóc lan Phi Điệp vào chậu
Cho hỗn hợp vật liệu trồng lan vào chậu rồi ươm cây lan con vào.
Tuy rằng, lan Phi Điệp là loài lan ưa nắng nhưng bạn chỉ nên cho lan tiếp xúc nhiều nắng nhất trong khoảng thời gian gần ra hoa.
Bạn đặt chậu lan nơi thoáng gió, nhiều ánh sáng nhưng cẩn thận kẻo làm cháy lá non và khiến quá trình phát triển của lan bị chậm lại. Ngoài ra khi trời quá hanh khô bạn cũng cần lưu ý đến cây vì Phi Điệp là loài thích ẩm mạnh
Bạn có thể áp dụng lưới che năng với tỷ lệ 40/ 60 để trồng lan.
- Độ ẩm
Để cây phát triển tốt, bạn nên thiết kế vườn lan luôn thông thoáng, và có ẩm độ tốt từ 60 – 70%.
Nếu thiết kế vườn không đúng cách thì cây lan của bạn đặc biệt là cây con và trong thời gian ra nụ sẽ teo dần và chết, hoa ra rất ít.
- Tưới nước
Đối với mùa hè, bạn có thể tưới nước cho cây 2-3 lần 1 tuần để giúp cây phát triển. Vào mùa thu, cây tăng trưởng chậm nên bạn cần giảm số lần tưới nước lại còn 1 lần tưới / 1 tuần. Trong mùa đông, lan Phi Điệp chuẩn bị nụ và ra bông, bạn phun sương kết hợp 2 lần/tháng.
Khi cây con dài từ 10-15cm cần tiến hành thay chậu cho cây. Nếu chọn được thời điểm thay chậu với điều kiện thời tiết ổn định, khoảng 25°C thì càng tốt.
- Bón phân
Bạn lưu ý cắt giảm lượng Nitrogen trong phân bón, tránh bón liên tục loại phân đó cho cây.
Từ tháng 2 đến tháng 9, bạn sẽ bón phân với hàm lượng 15 – 15 -15 và tháng 9 – 11, bón phân theo hàm lượng 10 – 30 – 10.
Nên ngưng hẳn việc bón phân lại trong mùa đông tháng 12. Đây là cách để lan tránh ra cây con và ra hoa đẹp.
Trên đây là cách trồng lan phi điệp vào chậu giúp bạn dễ dàng có một chậu cho khu vườn nhà mình. Nếu bạn chăm sóc hoa kỹ càng thì có thể thu hoạch được vài chục bông cho một khóm hoa là chuyện đơn giản. Hi vọng những tips nhỏ vừa được chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể chăm sóc lan tốt hơn.