Cách suy nghĩ và phong tục của người Nhật hoàn toàn khác với người nước ngoài, đó cũng được xem là một trong những nét văn hóa của người Nhật. Bài viết sẽ giới thiệu về tôn giáo, cách giao tiếp, tinh thần hiếu khách và gu thẩm mỹ của người Nhật. Nếu bạn có ý định đến Nhật Bản thăm thú bạn sẽ được cơ hội trải nghiệm những nét đẹp từ cảnh quang, văn hóa cũng như con người tại sứ xử thơ mộng này!
- Người nước ngoài ngạc nhiên trước điều lạ lùng này khi đến thăm đất nước Nhật Bản
- Bản Tả Van - Top 1 điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến Sapa
Quan điểm về thiên nhiên trong văn hóa Nhật Bản được nuôi dưỡng bằng sự hòa hợp với thiên nhiên. Một đặc điểm khác của văn hóa Nhật Bản là có sự tiếp thu các nền văn hóa nước ngoài và trong đó có những cách biến tấu độc đáo. Dưới đây là những nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản.
Sự độc đáo về thiên nhiên
Nhật Bản có quan điểm về tự nhiên cho rằng con người là một phần của thiên nhiên khác với các nước châu Âu và Hoa Kỳ. Con người không thể lí giải và kiểm soát mọi thứ trong tự nhiên. Vì Nhật Bản tứ phía được bao bọc bởi biển và xung quanh có nhiều cây xanh do đó nười Nhật từ lâu đã yêu mến thiên nhiên, họ nghĩ rằng có thần linh ngự trị biển cả, núi non.
Nhật Bản lại có bốn mùa nên người Nhật rất nhạy cảm với sự thay đổi của các mùa trong năm. Do đó có rất nhiều nền văn hóa Nhật Bản kết hợp một cách tinh tế theo sự thay đổi của các mùa trong năm. Có thể nói văn hóa Nhật Bản được nuôi dưỡng bởi quan điểm độc đáo về thiên nhiên.
Có sự cải tiến
Ở Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng từ nước ngoài qua những cải tiến độc đáo trong nền văn hóa Nhật Bản. Ramen, cơm cà ri, croquette,… vốn là những món ăn nổi tiếng của Nhật Bản nhưng đươc bắt nguồn từ những món ăn nước ngoài được chế biến bằng cách thay đổi khẩu vị cho phù hợp với người Nhật. Về mặt kiến trúc, ngoài những ngôi đền xây dựng theo phong cách Trung Quốc còn có những công trình kiến trúc theo kiểu phương Tây đã được xây dựng công phu từ thời Minh Trị. Những tòa nhà này so với kiến trúc gốc đã có sự thay đổi phù hợp với văn hóa Nhật Bản. Có thể nói, văn hóa Nhật Bản vừa chịu ảnh hưởng của nước ngoài vừa mang bản sắc riêng.
Về con người
Tôn giáo
Có rất nhiều người ở Nhật Bản tin vào Thần đạo và Phật giáo. Phật giáo được mang đến từ Bách Tế (Hàn Quốc ngày nay), nơi Thần đạo đã được tôn thờ từ thời cổ đại. Có nhiều người Nhật không biết họ nên tin vào Thần đạo hay Phật giáo. Vào ngày đầu năm mới mọi người thường đến đền Thần đạo để thăm viếng còn Kinh Phật được đưa vào lễ hội Obon (lễ Thất tịch) là một ngày lễ tưởng nhớ đến tổ tiên. Cũng có ngày cho đạo Thiên chúa giáo là lễ Giáng sinh nhưng ngày lễ ngày ở nước ngoài các gia đình sẽ tụ họp vào ngày 25 còn ở Nhật Bản diễn ra vào ngày 24. Sự kiện giáng sinh thường là khoảng thời gian dành cho gia đình nhưng trong văn hóa Nhật Bản, đó là một sự kiện tận hưởng cùng người yêu hoặc bạn bè.
Giao tiếp
Người Nhật sử dụng phương pháp giao tiếp khác với người phương Tây. Trong văn hóa Nhật Bản điều quan trọng là sự cộng tác với những người xung quanh. Vì vậy, mà những gì bản thân suy nghĩ đôi khi sẽ không được bày tỏ thẳng thắn, rõ ràng. Thay vào đó, khi giao tiếp phải quan sát nét mặt và ngữ điệu của đối phương. Một thực tế phổ biến ở người Nhật là hay cúi đầu, cúi chào được kèm theo lời chào như “Chào buổi sáng”. Cúi đầu khi nói lời xin lỗi hoặc bày tỏ lòng biết ơn. Góc cúi càng sâu thì càng lịch sự và cách chào phụ thuộc vào địa vị của đối phương và trong hoàn cảnh nào.
Lòng hiếu khách
Sự hiếu khách là cách đối xử và phục vụ khách hàng bằng cả trái tim. Tinh thần hiếu khách thường ít thấy trong cuộc sống hàng ngày nhưng bạn có thể cảm nhận được sự hiếu khách của người Nhật ở những nơi như nhà trọ hoặc cửa hàng bách hóa. Khi trọ lại tại các lữ quán bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái trong những căn phòng được dọn dẹp sạch sẽ và được phục vụ các món ăn hợp với thời tiết. Hơn nữa tại các cửa hàng bách hóa bận sẽ dễ bắt gặp người Nhật luôn đối xử ân cần, lịch sự, chu đáo với khách hàng điển hình vào những ngày mưa nhân viên sẽ tinh tế bọc một lớp chống thấm nước bên ngoài sản phẩm. Có thể nói sự hiếu khách, quan tâm đến đối phương và chú ý đến từng chi tiết là một biểu tượng điển hình của nền văn hóa Nhật Bản.
Nhận thức về cái đẹp
Nhật Bản cũng có nhiều loại cảm quan thẩm mỹ độc đáo. Ở Nhật Kawaii (dễ thương) là một trong những giá trị quan khá quen thuộc với giới trẻ. Các đồ vật nhỏ nhắn, dễ thương, quần áo độc đáo hay đồ ăn thức uống đầy màu sắc được coi là Kawaii - dễ thương. Ngoài ra Wabi-sabi cũng là một ý thức thẩm mỹ được truyền lại từ xa xưa ở Nhật. “Wabi” có nghĩa là cảm giác tận hưởng trạng thái không hoàn hảo và “sabi” có nghĩa là sự tàn phai và hương vị của sự cũ kỹ. Wabi-sabi là một ý thức thẩm mỹ quan trọng được áp dụng vào trà đạo truyền thống và nghệ thuật chăm sóc cây kiểng (bonsai) của Nhật Bản.
Bonsai cũng là một trong những nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản là nơi bạn có thể cảm nhận được tinh thần Wabi-sabi - một nét thẩm mỹ độc đáo ở Nhật Bản.
Theo We Xpats Guige