Vì ước mơ có cuộc sống tốt đẹp hơn, anh Tùng phải mưu sinh bằng nhiều nghề vất nã, chị Đào ngày ngày làm đôi chân cho hai con đến trường tìm chữ.
- Lén đọc tin nhắn rồi nghi vợ 'lén phén' với trai lạ, chồng nổi cơn ghen cầm dao chém nhầm người
- Nghẹn ngào trước những lời luật sư phân tích về tội ác của cha ruột và 'dì ghẻ' vụ bé 8 tuổi: Bản án của lương tri, nỗi đau vượt quá sức chịu đựng con người
Theo thông tin từ báo Dân Trí gia đình chị Đào Ngọc Đào ngụ ấp Nhơn Thọ 1A, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, Cần Thơ khiến nhiều người phải thương cảm vì câu chuyện cuộc sống gian nan, khổ cực nuôi hai con khuyết tật đến trường.
Được biết chị Đào năm nay ngấp nghé 50 tuổi, gương mặt đượm buồn chất chứa nhiều tâm sự. Sự ra đời của 2 đứa con là niềm vui nhưng cũng là nỗi trăn trở lớn với vợ chồng chị.
Theo lời kể của chị Đào, chị nên duyên vợ chồng Đặng Bá Tùng, một năm sau khi kết hôn chị hạ sinh một cậu con trai, bé tên Đặng Ngọc Minh Tân (12 tuổi). Tuy nhiên con trai chị ra đời lại không cử động được đôi chân, bác sĩ kết luận bé không có cơ nên không đủ sức di chuyển.
Bất hạnh đến tiếp lần nữa khi 2 năm sau chị Đào mang thai lần 2 cũng là bé trai. Đứa con đầu đã bị khuyết tật bẩm sinh nên vợ chồng chị càng ôm hy vọng, song phép màu không đến với gia đình nhỏ, bé Đặng Ngọc Minh Hưng ra đời bị tương tự như anh trai.
Chị Đào cho biết chồng chị là người đi làm nuôi 4 miệng ăn, dù cật lực cũng không đủ khả năng đưa 2 con chữa bệnh. Người mẹ nghèo chỉ mong sao có được phép màu chữa lành đôi chân cho 2 đứa con số khổ.
Dẫu còn một tia hy vọng nhỏ thì vợ chồng bà Đào vẫn quyết tâm còn nước còn tát. Hết kiên trì tập vật lý trị liệu cho Tân rồi đến nẹp chân giả, mang đai lưng… nhưng không có phép màu xảy ra.
"Chi phí lo cho con cái mỗi ngày một nặng thêm, nhiều lần tôi muốn cho 2 con trai nghỉ học nhưng thấy tụi nhỏ ham học tôi không đành làm. Dù giá nào vợ chồng tôi cũng cố gắng cho con biết chữ, biết nghĩa để tương lai con không phải khổ như cha mẹ chúng", chị Đào bật khóc khi chia sẻ với báo Dân Trí
Tuy hoàn cảnh thiếu thốn và khổ cực nhưng hai bé học rất chăm và đạt thành tích cao trong học tập và luôn được giáo viên tuyên dương lẫn bạn bè yêu mến. Trừ những môn thể thao hai bé không thể tham gia thì các hoạt động trong trường đều được hai em nhiệt tình hưởng ứng.
Hiện, Hưng học lớp 4, Tân học lớp 6 Trường THCS Tân Thới (H.Phong Điền, TP.Cần Thơ). Hai điểm trường ngược hướng và cách nhau khá xa nên mỗi ngày bà Đào phải tranh thủ thời gian cho 6 lần đưa, rước các con. Chị Đào bộc bạch: "Các con không thể đi lại nên mọi chuyện sinh hoạt, ăn uống, vui chơi đều cần mẹ giúp đỡ. Buổi sáng chỉ có Hưng tới trường, buổi chiều thì cả 2 anh em điều đi học nên có phần vất vả hơn. Khoảng 12 giờ thì tôi chở Tân qua trường trước, xong gấp rút chạy về cho kịp giờ đưa Hưng đi học vào lúc 14 giờ. Hơn 16 giờ thì lại tất bật đi đón Hưng về, đến 17 giờ là tới lượt Tân".
Suốt 6 năm qua, chồng đi làm phụ hồ, bà Đào đảm nhận việc chăm sóc và đưa các con đến trường. Khi anh em Tân còn học chung cấp tiểu học, bà ẵm 2 con lên xe lăn rồi đẩy bộ tới trường. Thời tiết lúc nắng lúc mưa, điểm học xa hay gần thì bà Đào cũng luôn cố gắng, không một lời thở than.
Chia sẻ với báo Thanh Niên, thầy Trần Hữu Dư, giáo viên Trường THCS Tân Thới, cho biết nhà trường đã tìm hiểu kỹ hoàn cảnh của Tân.
"Nhà trường cũng rất quan tâm tới trường hợp của Tân. Đầu năm học tạo điều kiện để em nhận học bổng, tập sách, đồng phục. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu cũng đã có kế hoạch bố trí phòng học ở tầng trệt cho Tân học hết cấp THCS, nhằm giúp người thân dễ dàng đưa rước em hơn'', thầy Dư chia sẻ.
Ngoài sự giúp sức của nhà trường, gia đình chị Đào và anh Tùng cũng được sự quan tâm của chính quyền địa phương và bà con trên khắp miền Tây dạo thời gian gần đây. Cộng đồng mong rằng cả hai anh chị đều khỏe mạnh để tiếp tục lo cho hai bé Tân và Hưng cắp sách đến trường. Đồng thời cũng mong hai bé luôn vâng lời cha mẹ, hiếu học mai sau giúp ích cho gia đình và xã hội.