Ông Đinh Công Tường được mệnh danh là 'vua gốm sứ cổ' khi sở hữu khoảng 100 ngàn món cổ vật đắt giá. Ông cũng đang là kỷ lục gia được công nhận có số lượng gốm sứ cổ lớn nhất Đông Dương.
- Đám tang thiếu nữ bị sát hại, giấu xác trong vườn chuối: Ám ảnh tiếng khóc đòi con của gia đình nạn nhân, đau lòng đứa trẻ 5 tháng tuổi khát sữa mẹ
- 'Thầy ông nội' Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm tội loạn luân: Thi hành án thế nào khi đã 92 tuổi?
Ông Đinh Công Tường được mệnh danh là 'vua gốm sứ cổ' khi sở hữu khoảng 100.000 món cổ vật đắt giá. Được biết, bộ sưu tập gốm sứ của Ông Đinh Công Tường hiện đang được cất giữ tại ngôi nhà 3 tầng 600 m2 trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (Quận 12, TP.HCM). Sau hơn 30 năm tìm kiếm khắp cả nước, ông đang là kỷ lục gia được công nhận có số lượng gốm sứ cổ lớn nhất Đông Dương.
Đinh Công Tường sinh năm 1968 tại Hà Nội, trong một gia đình có ông bà nội - ngoại đều yêu chuộng đồ cổ. Vì thế, thú đam mê sưu tầm đồ cổ đã ăn sâu vào tâm trí ông từ nhỏ. Sau giải phóng, ông theo gia đình vào Sài Gòn lập nghiệp và chỉ mang theo một chiếc đĩa, một cái tô cổ của bà ngoại tặng làm “quà” đi xa. Ông bảo, chính hai kỷ vật này đã tiếp sức cho tôi những lúc khó khăn nhất và đánh thức niềm đam mê cổ vật của mình.
Thời gian đầu, ông Tường từng làm công việc thu gom rác, làm bồi bàn, buôn hoa quả,... để mưu sinh, rồi cơ duyên đưa ông tới nghề trồng và chăm sóc cây cảnh, bon-sai. Được tí vốn, ông quyết định đầu tư vào công ty buôn dây cáp với đám bạn chí cốt. Có được ít lời, năm 24 tuổi, ông bắt đầu đi khắp các vùng quê Việt Nam từ Bắc chí Nam nhằm “gom” gốm sứ cổ về nhà mình để thỏa mơ ước.
Những món đồ cổ được ghi nhận từ thế kỷ thứ I đến XX, tức từ thời đồ đá có niên đại hơn 3000 năm. Cũng vì quá nhiều đồ được sưu tầm, không gian không đủ để bày trí nên có những món được xếp chất đống. Thậm chí nhiều người nhìn vào không biết đó là đồ cổ có giá trị.
Không chỉ tại Việt Nam, ông Tường cũng ra nước ngoài để sưu tầm những món đồ gốm sứ cổ, làm giàu thêm cho kho tàng của mình. Gần đây, khi chia sẻ trên một kênh youtube nổi tiếng, ông Tường cho biết giá trị các món đồ cổ đang sở hữu khoảng trên 200 tỷ đồng. Ngoài ra, ông cũng chia sẻ đã bán khoảng 7 miếng đất để phục vụ đam mê sưu tầm này.
“Có món mấy chục tỷ, cũng có món vài ba trăm triệu, hay một hai triệu rồi vài trăm ngàn. Nhiều khi món đồ nó mang giá trị sâu sắc về nền văn hoá, định giá cụ thể cũng không được” - ông Tường chia sẻ.
Một trong những món đồ đắt đỏ nhất phải kể đến chiếc ang Càng Long quý hiếm có giá ước lượng hơn 1,7 triệu USD (hơn 40 tỷ đồng). Ông cho biết: “Đây là món đồ cổ có một trong hai mà tôi sở hữu. Tại một sàn đấu giá đồ cổ ở nước ngoài, chiếc ang Càng Long nhỏ hơn của tôi từng được trả với mức giá 1,7 triệu USD. Món này của tôi giá chắc chắn cao hơn, nhưng tôi quyết định không bán mà giữ lại để lưu truyền cho đời sau”.
Ông Tường cho biết thêm, đã từng có đại gia chi 300 tỷ để mua lại phân nửa số cổ vật nhưng ông không bán. Theo chia sẻ, ông Tường muốn lưu lại những giá trị thông qua gốm sứ cổ cho con cháu đời sau có thể chiêm ngưỡng, tìm hiểu. Ông Tường có giấc mơ xây dựng một viện bảo tàng để trưng bày nhưng hiện tại vẫn chưa thực hiện được.
Nói về việc bảo quản đồ cổ hay cách phân biệt đồ cổ giả, ông Tường chia sẻ rằng: “Bảo quản các cổ vật hơn nghìn năm rất khó, vì đa phần khi mua về nhà, chúng đã bị oxi hoá. Đối với nhiều loại, tôi còn phải xem từng chi tiết về rêu để phân biệt với đồ giả. Bởi những tay buôn đồ giả thường đổ axit để cổ vật lên màu rêu. Tuy nhiên, sau đó bề mặt cổ vật sẽ có những chỗ bị phồng lên. Đó là cách để kiểm tra xem có nên mua hay không một món đồ được gọi là cổ”.
Gia đình ủng hộ ông Tường trong việc sưu tầm đồ cổ. Vợ của ông tôn trọng niềm yêu thích của chồng, thậm chí có thời điểm còn lấy vàng của gia đình đi bán để đi mua gốm sứ cổ.
Không chỉ đổ tiền để sưu tầm đồ cổ, ông Tường còn là người giàu lòng hảo tâm và nhân ái. Ông thường xuyên giúp đỡ người nghèo, đi khắp nơi trong nước lẫn nước ngoài để làm từ thiện. Ông Tường cho biết đã làm từ thiện hơn 30 năm. Vì ngày nhỏ gia đình nghèo, không được học chữ nên ông luôn mong muốn lan toả những giá trị tốt đẹp đến cộng đồng và thế hệ trẻ.