Vụ cô gái 22 tuổi ở Hà Nội bị bắn chết do xảy ra mâu thuẫn xôn xao dư luận những ngày qua. Vậy các nghi phạm trong vụ án sẽ đối mặt với mức án nào?
- Vụ thanh niên bị cô ruột đầu độc bằng xyanua: Bị tổn thương rải rác vùng vỏ não và không thể tiên lượng được tình trạng phục hồi
- Người dân Yên Bái hoảng loạn phát hiện 2 thi thể treo cổ tự tử chỉ trong 1 ngày
Theo thông tin từ báo Dân Việt: Ngày 5/7, Công an TP.Hà Nội thông tin chính thức vụ cô gái 22 tuổi bị sát hại do súng bắn, xảy ra tại quận Long Biên (Hà Nội).
Sau khi gây án, các đối tượng bỏ trốn. Nạn nhân trúng đạn, được đưa vào Bệnh viện Việt Đức cấp cứu nhưng đã tử vong.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, khoảng 18h ngày 3/7, các lực lượng Công an TP.Hà Nội đã bắt giữ đối tượng Vũ Thành Q. tại Nam Định khi đối tượng đang trên đường bỏ trốn vào TP.HCM. Nguyễn Xuân Đ. đã ra đầu thú chiều ngày 5/7.
Đối tượng Đinh Xuân S. đang bỏ trốn, Công an TP.Hà Nội kêu gọi người này ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Theo thông tin từ Tri thức và Cuộc sống: Công an TP Hà Nội vừa cho biết, đang truy bắt Đinh Xuân S. (SN 1984, trú tại Thanh Nguyên, Thanh Liêm, Hà Nam), nghi phạm nổ súng bắn khiến cô gái trẻ tử vong.
Hai nghi phạm liên quan là Vũ Thành Q. ((SN 1994, trú tại Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội), đã bị cơ quan công an bắt giữ tại Nam Định khi đang trên đường bỏ trốn vào TPHCM; Nguyễn Xuân Đ. (SN 1991, trú tại Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã đến cơ quan công an đầu thú chiều 5/7.
Khoảng 19h30 ngày 2/7, chị H cùng một số bạn dự sinh nhật tại phường Bưởi, quận Tây Hồ. Đến khoảng 1h ngày 3/7, cả nhóm di chuyển về nhà người bạn tại tổ 3 phường Thượng Thanh, quận Long Biên. Nhóm Q., S. cũng đến đây chơi. Khi nhóm của Q., S. ra về trước, một người trong nhóm của chị H đã có lời nói gây mâu thuẫn với nhóm của S..
Sau đó, S. và Q. gọi cho Nguyễn Xuân Đ. rủ đi đánh nhau với nhóm chị H và mang theo súng (kiểu súng bắn đạn bi) quay lại quận Long Biên. Khi gặp nhóm chị H, S. bảo dừng lại nói chuyện nhưng nhóm chị H bỏ chạy. S. điều khiển ô tô đuổi theo đến ngõ 264 đường Ngọc Thụy gặp xe máy chở chị H. S. dùng súng bắn về phía nhóm chị H. Sau khi gây án, các đối tượng bỏ trốn. Chị H được đưa vào bệnh viện Việt Đức nhưng đã tử vong.
Nếu ý kiến dưới góc nhìn pháp lý về vụ án trên, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng, hành vi của S. và đồng phạm gây án trong vụ này rất manh động, liều lĩnh, thể hiện ý thức coi thường pháp luật, hành vi có thể làm chết nhiều người nên đối tượng gây án sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người.
Tình tiết định khung hình phạt là hành vi có tính chất côn đồ, làm chết 2 người trở lên, do bạn trai của cô gái không chết là may mắn, nằm ngoài ý chí chủ quan của đối tượng gây án.
Luật sư Cường nhận định, với kết quả xác minh ban đầu, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự để điều tra theo quy định của pháp luật.
Khi có căn cứ xác định các đối tượng đã thực hiện hành vi bắn súng khiến nạn nhân tử vong, xác định được năng lực hành vi dân sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan điều tra sẽ khởi tố bị can và có thể bắt bị can để tạm giam.
Đây là vụ án hình sự phức tạp có thể liên quan nhiều đối tượng, vụ việc có dấu hiệu đồng phạm. Bởi vậy, cơ quan điều tra sẽ thận trọng xác minh, phân tích làm rõ những mối quan hệ của nạn nhân, bạn trai nạn nhân đối với các đối tượng có liên quan để khoanh vùng đối tượng, xác định những nghi phạm tình nghi trong vụ án.
Cơ quan điều tra cũng sẽ triệu tập, làm rõ thông tin đối với tất cả người có mặt trong bữa tiệc này, trích xuất dữ liệu camera, khám nghiệm hiện trường để thu thập các dấu vết làm căn cứ xác định việc.
Trong vụ việc trên, đối tượng nào đã nổ súng, tính năng tác dụng của khẩu súng này như thế nào, nhận thức về khả năng sát thương của khẩu súng ra sao… sẽ là những yếu tố quan trọng để xác định hành vi phạm tội.
Trường hợp kết quả điều tra cho thấy đối tượng bắn súng nhận thức được hành vi của mình có thể tước đoạt tính mạng của nạn nhân và có thể gây ra thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của nhiều nạn nhân khác, nhưng vẫn bắn súng về phía có nhiều người, mong muốn hoặc bỏ mặc hậu quả chết người xảy ra, hành vi có thể bị xử lý về tội giết người.
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cũng cho biết, theo quy định của pháp luật, tội giết người là một trong những tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con người. Hành vi giết người là tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác, đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Hành vi giết người không chỉ là hành vi thực tế gây ra hậu quả nạn nhân tử vong, mà còn là hành vi có thể tước đoạt tính mạng của người khác (phạm tội chưa đạt, nạn nhân không tử vong sau khi đối tượng thực hiện hành vi giết người).
Do đó, đối tượng thực hiện hành vi giết người nhận thức được tính chất nguy hiểm, biết được hành vi của mình có thể dẫn đến hậu quả chết người nhưng vẫn cố ý thực hiện, mong muốn hoặc bỏ mặc hậu quả chết người có thể xảy ra.
Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự và hướng dẫn tại một số án lệ của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, trong đó có thể kể đến như án lệ số 47/2021/AL.
Cũng theo ông Cường, thông tin bước đầu cho thấy, người mâu thuẫn không phải nạn nhân mà là bạn trai của nạn nhân. Bởi vậy, ngoài việc làm rõ đối tượng nào đã nổ súng dẫn đến chết người, cũng cần làm rõ đối tượng nào có mâu thuẫn với bạn trai của nạn nhân. Đối tượng nổ súng với mục đích sát hại nạn nhân hay sát hại bạn trai của nạn nhân?
Trường hợp đối tượng bắn trượt bạn trai của nạn nhân, trúng đạn vào người cô gái dẫn đến nạn nhân tử vong, thì vẫn có thể xem xét về tội giết người, bởi hướng bắn có thể dẫn đến chết hai người trở lên, không phụ thuộc việc chủ đích bắn trúng ai.
Những đối tượng không trực tiếp thực hiện hành vi nổ súng nhưng giúp sức, xúi giục cho kẻ khác thực hiện hành vi giết người, cũng có thể bị xử lý hình sự về tội giết người với vai trò đồng phạm.