Tính đến nay, TP.HCM đã ghi nhận hơn 54.000 người mắc, 19 người qua đời vì sốt xuất huyết, tăng so với cùng kỳ năm 2021.
- TP.HCM: Nguy cơ bùng phát dịch sởi do thiếu vắc-xin
- Bị mất 1 chân, chàng shipper 21 tuổi nhảy lò cò đi giao hàng, nuôi cả gia đình
Trung tâm Kiểm soát bệt tật TP.HCM thông tin, đến tuần 37, TP.HCM ghi nhận 54.026 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 536,7% với cùng kỳ năm 2021 là 8.485 ca, với số ca sốt xuất huyết nặng là 1.128 ca, tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc sốt xuất huyết đến tuần 37 là 2,09% (1.128/54.026) cao gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021 là 0,58% (49/8.485).
Trong tuần 37, TP.HCM không ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Tuy nhiên sau khi điều tra xác minh, tuần 36 báo cáo bổ sung 1 ca tử vong do sốt xuất huyết tại Củ Chi. Như vậy tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 19 trường hợp, tăng 15 ca so với cùng kỳ nằm 2021 (4 ca).
TP.HCM đã ghi nhận hơn 54.000 người mắc, 19 người qua đời vì sốt xuất huyết. Ảnh minh họa
Trong tuần toàn thành phố ghi nhận 156 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 88 phường, xã thuộc 21/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức; tăng 53 ổ dịch mới so với tuần 36.
Tổng số ổ dịch được xử lý phun hoá chất trong tuần là 268 ổ dịch và không có phường, xã nào xử lý ổ dịch diện rộng. Có tổng cộng 314 lượt thực hiện diệt lăng quăng tại các ổ dịch, các điểm nguy cơ tại 147 phường, xã thuộc 22/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức…
Về dịch tay chân miệng, tính đến tuần 37, thành phố ghi nhận 13.720 trường hợp mắc bệnh. Riêng trong tuần 37 (từ ngày 5/9 - 11/9), thành phố ghi nhận thêm 311 ca bệnh tay chân miệng, giảm 28% so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó số ca bệnh giảm ở cả các trường hợp khám ngoại trú và các trường hợp nhập viện điều trị nội trú.
Ngoài dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19, TP.HCM còn đang đứng trước nguy cơ bùng phát dịch sởi do thiếu vắc-xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ.
Ngành Y tế khuyến cáo tất cả mọi người cần chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng chung cho các bệnh truyền nhiễm như: thường xuyên rửa sạch bàn tay đặc biệt là trước khi tiếp xúc với trẻ em; chủ động mang khẩu trang khi có triệu chứng hô hấp; thực hiện vệ sinh các bề mặt tiếp xúc; giữ nhà cửa thông thoáng…